TIN TRƯỚC

Thứ tư, ngày 11/12/2019

TIN TIÊP THEO

Thứ tư, ngày 11/12/2019
A A A
Kinh Nghiệm Thứ hai, ngày 11/05/2020

TÌM HIỂU VỀ JEWEL HAY CHÂN KÍNH CỦA ĐỒNG HỒ

Khi mua đồng hồ, chúng ta vẫn thường thấy bên dưới đồng hồ được ghi số lượng “Jewel” bên trong, vậy “Jewel” trong đồng hồ là gì và chức năng của nó đổi với chuyển động cơ học?

Ngày nay, khi những chiếc đồng hồ đeo tay không còn là một vật dụng để xem giờ, mà còn là món trang sức để thể hiện sự tinh tế và đẳng cấp, thì người ta bắt đầu quan tâm hơn về nó, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu tường tận về đồng hồ. 

Khi mua đồng hồ, chúng ta vẫn thường thấy bên dưới đồng hồ được ghi số lượng “Jewel” bên trong, vậy “Jewel” trong đồng hồ là gì và chức năng của nó đổi với chuyển động cơ học?

Hơn cả tính thẩm mỹ, Jewel – đá quý – hay như cách chúng ta vẫn thường gọi là chân kính, có giá trị rất lớn. Nó là những viên đá nhỏ nằm kín đáo bên trong, mang lại hiệu quả trong chuyển động của đồng hồ.

Hình TÌM HIỂU VỀ JEWEL HAY CHÂN KÍNH CỦA ĐỒNG HỒ

Chúng ta đều biết, một chiếc đồng hồ được cấu tạo từ hàng trăm chi tiết kim loại. Trong quá trình sử dụng, người ta thường tra dầu để các chi tiết máy trượt lên nhau dễ dàng hơn và tránh bị hao mòn. Tuy nhiên, nếu trong quá trình chuyển động, khi dầu bị khô sẽ dẫn đến việc các trục quay khó chuyển động và dễ bị mài mòn, đó là lúc những  Jewel  phát huy tác dụng. Người nghệ nhân chế tác sẽ lắp các chân kính tại vị trí chịu sự mài mòn lớn để làm giảm tối đa tác động của lực ma sát.

Có 4 loại chân kính phổ biến trong đồng hồ:

-          Jewel tròn có lỗ xuyên tâm:  chân kính loại này thường được sử dụng tại các trục quay, những điểm chuyển động với vận tốc nhỏ.

-          Jewel tròn không có lỗ xuyên tâm: loại này thường được dùng để áp vào 2 đầu của trục quay.

-          Jewel dạng phiến:  loại này được sử dụng ở những vị trí chịu tác dụng lực ngang.

-          Jewel dạng trụ: jewel này được sử dụng nhiều ở những vị trí có bánh răng.

Hình TÌM HIỂU VỀ JEWEL HAY CHÂN KÍNH CỦA ĐỒNG HỒ

Có 3 loại đá người ta dùng để chế tạo chân kính: đó là đá Sapphire, hồng ngọc và kim cương. Đa phần các thương hiệu đồng hồ thường sử dụng đá Sapphire và hồng ngọc bởi giá thành rẻ và có thể được tổng hợp nhân tạo. Trong đó hồng ngọc được ưa thích nhất bởi có độ cứng gần bằng kim cương.

Theo lý thuyết, càng có nhiều Jewel, đồng hồ chuyển động càng chính xác. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Đối với những chiếc đồng hồ cơ bình thường, chỉ cần từ 17-24 chân kính là đủ, số còn lại đôi khi chỉ mang tính chất tượng trưng, đối với những đồng hồ có nhiều Compications, số lượng chân kính có khi có thể nhiều hơn 30.

Liên hệ:

⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.

mess
zalo
call