LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT ĐƯỢC ĐỒNG HỒ OMEGA GIẢ? MUA OMEGA CHÍNH HÃNG Ở ĐÂU?
Bạn đang cảm thấy hứng thú với những chiếc đồng hồ Omega? Bạn thấy mọi doanh nhân hiện đại đều đang sở hữu một chiếc Omega chính hãng và bắt đầu thấy thú vị tìm hiểu về nó? Mọi chiếc đồng hồ Omega chính hãng đều có sức hút mạnh mẽ đối với cả nam lẫn nữ bởi sự phong phú về mẫu mã đa dạng lẫn tính năng ưu việt của nó. Với bề dày kinh nghiệm hơn 150 năm, Omega nghiễm nhiên trở thành ông lớn “xa xỉ” trong việc xây dựng thương hiệu lớn mạnh của mình trên thị trường đồng hồ cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Vì vậy, cũng như những thương hiệu quyền lực khác như Hublot, Rolex,... Omega cũng không thể tránh khỏi những mặt hàng giả hàng nhái lan tràn trên thị trường ngày nay với những thủ thuật nhái tinh vi khó lường đâu thật, đâu giả. Trong bài viết này, Likewatch sẽ giúp bạn cách kiểm tra đồng hồ Omega chính hãng qua 5 bước so sánh được nêu ra dưới đây.
Bạn có thể nhận diện ra đồng hồ Omega giả không phải chính hãng thông qua 5 bước kiểm tra sau đây:
-
Mặt số và các kim chỉ báo thời gian.
-
Số tham chiếu/ số vỏ máy.
-
Caliber.
-
Số sê-ri.
-
Núm vặn.
1. Mặt số và các kim chỉ báo thời gian:
Đầu tiên, hãy nhìn thật kỹ, quan sát gần vào mặt số và các kim đồng hồ.
Omega nằm trong top 5 thương hiệu đồng hồ xa xỉ, quyền lực bậc nhất thế giới vì vậy dĩ nhiên hãng sẽ có tôn chỉ riêng của mình để phục tùng theo. Từ sơn mài, phông chữ, in ấn cho đến việc theo dõi thời gian đều phải duy trì ở trạng thái chất lượng cao nhất quán với nhau qua từng mẫu mã hay BST của hãng. Tất cả chi tiết đều phải kết hợp hoàn hảo và không có bất cứ sự sai sót, lỗi sai nào xảy ra bao gồm cả vỏ và vỏ sau của đồng hồ. Cách dễ nhất để nhận diện Omega của bạn có chính hãng hay không bằng cách phát hiện các lỗi chính tả hay lỗi khắc trên đồng hồ. Trên một chiếc đồng hồ Omega chính hãng, logo phải là miếng kim loại riêng biệt tách rời và được gắn lên mặt số, nếu bạn thấy logo Omega được vẽ thì đó là dấu hiệu của Omega giả.
Dạ quang phát sáng (lume) trên mặt số và trên các kim đồng hồ (nếu có) phải tương xứng với nhau. Đây là chất có khả năng hấp thụ và tự phát sáng trong điều kiện ánh sáng thấp, thường dùng đánh dấu lên kim giờ, kim phút và các vạch số và khi nó tiếp xúc với ánh sáng hoặc độ ẩm sẽ làm thay đổi màu sắc của những kim trên đồng hồ. Ngoài ra, bạn nên biết rằng chất dạ quang này sẽ bị bạc màu theo thời gian. Tuy nhiên, những chiếc đồng hồ Omega giả cũng có thể có chức năng phát sáng này nhưng nó sẽ không có độ sáng bừng như Omega chính hãng. Để kiểm tra tính năng này, hãy đặt đồng hồ dưới ánh sáng mạnh để sạc ít nhất 15 giây, sau đó tắt đèn. Ánh sáng từ đồng hồ phải sáng và đều và nên kéo dài trong một thời gian tương đối dài.
Thêm vào đó, chất phát quang này sẽ được phủ khá dày trên các kim đồng hồ và các vạch giờ của Omega thật trong khi những Omega giả chỉ phủ một lớp mỏng trên các vạch.
2. Số tham chiếu/ số vỏ máy
Omega dùng những con số này để phân biệt những mẫu mã và các loại khác nhau và đóng dấu chúng vào mặt trong của vỏ máy sau đồng hồ. Có một vài sách dùng những mã số này để liệt kê ra các đồng hồ nhưng nguồn tham khảo phổ biến được trang web Omega chính hãng cung cấp để bạn có thể dựa vào mã để phân biệt những mẫu Omega khác nhau.
Trong dữ liệu này không phải mẫu nào cũng có đủ ảnh nhưng chúng vẫn có một vài tấm ảnh mô phỏng để bạn có thể so sánh mặt số và các kim đồng hồ và nhận biết mã số này sẽ có hình dạng đồng hồ mô phỏng tương ứng với nó.
Xem dữ liệu mô phỏng các mẫu Omega tại đây: https://www.omegawatches.com/vintage-watches
3. Caliber
Nếu được bạn hãy kiểm tra cả bộ chuyển động (movement) tương ứng với mỗi đồng hồ của Omega. Một số mẫu của Omega được đặc cách bộ chuyển động đặc biệt. Dữ liệu mô phỏng Omega trên cũng liệt kê ra những bộ chuyển động nào sẽ được dùng cho những số tham chiếu đặc biệt. Từ đó bạn sẽ dễ dàng xác nhận được đồng hồ Omega của mình đã có hoặc định mua có giống như mô phỏng hoặc có Caliber tương ứng với nó.
Bạn cũng có thể tìm hiểu cụ thể hơn về bộ phận đo đếm thời gian của đồng hồ bạn, nếu không thì bạn có thể truy cập vào Ranfft hoặc Caliber Corner để tìm ra thông số và những mô phỏng ngắn của caliber dùng trên đồng hồ bạn.
4. Số sê-ri
Hầu hết mọi đồng hồ Omega đều có số sê-ri riêng. Trên các đồng hồ Omega hiện nay thì số sê-ri là dãy số dài từ 7 đến 8 chữ số được khắc ở mặt sau của nắp đậy đồng hồ hoặc mặt sau gần vị trí 7 giờ. Bạn có thể dùng những con số sê-ri này để biết được thông tin bộ chuyển động của cỗ máy này được sản xuất vào năm nào và điều này tương xứng với thời gian mà Omega sản xuất đồng hồ này. Trong vài trường hợp, bạn có thể thấy được sự chênh lệch về thời gian sản xuất của cùng bộ chuyển động và đồng hồ bởi một số bộ máy chuyển động được lưu kho trước khi lắp đặt vào bên trong đồng hồ, tuy nhiên nó sẽ không chênh lệch quá 1 đến 2 năm.
5. Núm vặn
Mỗi đồng hồ Omega đều được khắc hình vương miện trêm núm xoay của nó, những chiếc núm này thường khá to và chắc chắn và được Omega trang bị có khả năng chống nước tốt. Điểm đặc biệt của đồng hồ Omega chính hãng khi có nút khoá Valve gas Helium ở hướng 10 giờ. Để nhận dạng đồng hồ Omega thật giả, bạn cần tinh ý để ý kĩ chỉ cần nút khoá Valve nằm ngay chính giữa hoặc lệch sang trái hướng mười giờ thì có thể chắc chắn đây là hàng nhái.
Trước thị trường đồng hồ thật giả lẫn lộn bạn cần có nguồn kiến thức tốt về đồng hồ Omega cũng như tìm cho mình những cửa hàng bán Omega chính hãng. Tại Likewatch, Omega được phân phối trực tiếp từ hãng về và những đồng hồ Omega chính hãng luôn được khách hàng tin tưởng tham khảo và lựa chọn Likewatch gửi gắm niềm tin trong những năm qua. Với chất lượng uy tín và sự phục vụ tận tình, quý khách sẽ tìm thấy được những mẫu Omega phù hợp với mình.
Xem thêm các mẫu Omega khác tại đây: http://bit.ly/omega_list
Liên hệ:
⚑ Hà Nội: Tầng 1, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Quận 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.