TIN TRƯỚC

Thứ năm, ngày 07/05/2020

TIN TIÊP THEO

Thứ tư, ngày 11/12/2019
A A A
Kinh Nghiệm Thứ tư, ngày 11/12/2019

KHÁM PHÁ NGUỒN CẢM HỨNG CỦA MIDO ALL DIAL – ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ

Mido là nhà chế tác đồng hồ được thành lập năm 1918 bởi ông George Schaeren. Ngày nay, trụ sở của Mido được đặt ở thành phố Le Locle, nơi trái tim dãy núi Jura Thụy Sĩ ngự trị. 100 năm trang sử của Mido luôn thấm đượm những nguồn cảm hứng từ các công trình kiến trúc vĩ   đại của nhân loại. Nếu Multifort lấy ý tưởng từ cầu cảng Sydney của Úc, Commander với biểu tượng Tháp Eiffel của kinh đô ánh sáng, Baroncelli mang những đường nét của nhà hát Opera Rennes thì đấu trường La Mã (Colosseum) là niềm cảm hứng trọn vẹn của dòng đồng hồ Mido All Dial. Cùng Likewatch khám phá đấu trường La Mã với lịch sử tồn tại gần 2000 năm để thêm yêu mến những thiết kế thời gian Mido.

Mido là nhà chế tác đồng hồ được thành lập năm 1918 bởi ông George Schaeren. Ngày nay, trụ sở của Mido được đặt ở thành phố Le Locle, nơi trái tim dãy núi Jura Thụy Sĩ ngự trị. 100 năm trang sử của Mido luôn thấm đượm những nguồn cảm hứng từ các công trình kiến trúc vĩ đại của nhân loại. Nếu Multifort lấy ý tưởng từ cầu cảng Sydney của Úc, Commander với biểu tượng Tháp Eiffel của kinh đô ánh sáng Paris, Baroncelli mang những đường nét của nhà hát Opera Rennes thì đấu trường La Mã (Colosseum) là niềm cảm hứng trọn vẹn của dòng đồng hồ Mido All Dial.

Cùng Likewatch khám phá đấu trường La Mã với lịch sử tồn tại khoảng 2000 năm để thêm yêu mến những thiết kế thời gian Mido.

KHÁM PHÁ ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ

Đấu trường La Mã (Colosseum) là một đấu trường lớn ở thành phố Rome, được xây dựng vào khoảng 70 và 72 năm sau công nguyên dưới thời Hoàng đế Vespasian. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đấu trường vẫn trường tồn ử đó như một kiệt tác thời gian và đã trở thành dòng đồng hồ mạnh mẽ trên tay những ai hiểu được giá trị của nó.

Hình KHÁM PHÁ NGUỒN CẢM HỨNG CỦA MIDO ALL DIAL – ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ

Đấu trường lịch sử này được hoàn thành vào năm 80 dưới thời Titus. Công trình liên tiếp được điều chỉnh dưới triều vua Domitian. Sau trận đại hỏa hoạn thành Roma vào năm 64 sau công nguyên, khu đất xây dựng đấu trường bị bỏ hoang và được hoàng đế Nero cho xây dựng công trình Domus Aurea tại địa điểm này. Sau bao nhiêu năm xây dựng và sụp đổ do động đất và chiến tranh, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành diện mạo của đấu trường như ngày nay. Với niên đại hơn 2000 năm tuổi, đấu trường La Mã xứng đáng với danh hiệu “chứng nhân lịch sử”.

Hình KHÁM PHÁ NGUỒN CẢM HỨNG CỦA MIDO ALL DIAL – ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ

Hơn 60.000 nô lệ người Do Thái đã ngày đêm xây dựng trong 9 năm để hoàn thành đấu trường La Mã.

Ban đầu đấu trường La Mã được thiết kế để chứa được 50.000 người. Sau đó, các kiến trúc sư đã mở rộng thiết kế, nâng sức chứa của công trình này lên đến 55.000 người. Công dụng chính của đấu trường là làm nơi đấu của các võ sỹ. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.

Hình KHÁM PHÁ NGUỒN CẢM HỨNG CỦA MIDO ALL DIAL – ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ

Phụ nữ chiến đấu tại Colosseum được gọi là Gladiatrice, còn những người đồng nghiệp nam là Gladiator

Hình KHÁM PHÁ NGUỒN CẢM HỨNG CỦA MIDO ALL DIAL – ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ

Những trận chiến đẫm máu cuối cùng của các võ sĩ giác đấu tại đấu trường La Mã diễn ra vào năm 435.


Nơi đây còn dùng làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Nhiều lễ hội được tổ chức tại đấu trường La Mã kéo dài tới 100 ngày. Đôi khi người La Mã khiến đấu trường La Mã ngập nước để biến nơi đây trở thành địa điểm diễn ra những trận hải chiến thú vị nhằm mua vui cho mọi người. Công trình này dần dần thôi được sử dụng làm nơi giải trí thời Trung Cổ. Sau này, đấu trường được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, tôn giáo, pháp đài…Hình KHÁM PHÁ NGUỒN CẢM HỨNG CỦA MIDO ALL DIAL – ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ

Khi còn nguyên vẹn, chu vi bên ngoài của đấu trường là 545m. Khi xây dựng, người ta đã dùng tới 100.000 m đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Người La Mã đã dùng hơn 25.000 m khối vữa và sỏi để trộn thành một loại bê tông, đồng thời dùng hơn 1 triệu viên gạch kích cỡ khác nhau trong công trình này. Số tiền dùng để xây đấu trường Colloseum được lấy từ chiến lợi phẩm trong cuộc chiến với người Do Thái vào năm 66 tới 73. Khoảng 50.000 cân bạc và vàng đã được thu về từ ngôi đền tại Jerusalem.

Hình KHÁM PHÁ NGUỒN CẢM HỨNG CỦA MIDO ALL DIAL – ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ

Các khán giả đến xem thi đấu cũng nhận được một phiếu giống như vé tới sân vận động ngày nay. Phiếu đó ghi rõ số cổng, số tầng, số khu và số hàng ghế mà họ được ngồi. Nó có thể chứa tới 50.000 dến 80.000 người và được thiết kế tốt đến nỗi mỗi người có thể ra khỏi tòa nhà này trong vòng mấy phút. Bí mật nằm trong việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, các hành lang và các bậc lên xuống dẫn tới chỗ ngồi. Các mái vòm bên trên tầng trệt tạo ra 80 lối vào chỗ đông người, mỗi lối vào có đánh số giúp khách tìm thấy chỗ ngồi của họ. Một tấm vải bạt khổng lồ che nắng che mưa thường được căng ra bên trên để che nắng và trong các buổi trình diễn đêm, một đèn chùm bằng sắt khổng lồ treo lơ lửng bên trên đấu trường. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, nó đã bị hư hỏng do thiên nhiên tác động (động đất). Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Coloseo ngày ngày nay là bức tường gốc như lúc đang xây.

Có thể nói những ai am hiểu lịch sử, hiểu chính xác về đấu trường La Mã thì mới có thể nhận ra sự hùng vĩ của nó trong các mẫu đồng hồ Mido All Dial.

Hình KHÁM PHÁ NGUỒN CẢM HỨNG CỦA MIDO ALL DIAL – ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ

LIKEWATCH.COM - NGUỒN: TỔNG HỢP

Tham khảo mẫu đồng hồ Mido tại http://likewatch.com/shop/brand/Mido

⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.

mess
zalo
call