Đồng hồ và khả năng chịu nước
Mỗi chiếc đồng hồ đều có quy định về mức chịu nước tối đa. Thông thường nhà sản xuất sẽ dùng chỉ số ATM để chỉ khả năng kháng nước của một chiếc đồng hồ.
Mỗi chiếc đồng hồ đều có quy định về mức chịu nước tối đa. Thông thường nhà sản xuất sẽ dùng chỉ số ATM để chỉ về khả năng đó.
1ATM là vị trí trên mặt nước, 2ATM = 33ft, và cứ như thế, mỗi ATM sẽ được cộng thêm 33 ft, trong đó 1m = 3.3ft. Ví dụ, một mẫu đồng hồ có ghi chỉ số mức chịu nước là 5 ATM, có nghĩa nó có thể chịu được sức ép của nước ở độ sâu 5x33=165 ft, tức 165/3.3=50m (5ATM = 50m).
Và số đo về mức chịu nước cũng có những tiêu chuẩn quốc tế (ISO) riêng.
Đầu tiên là tiêu chuẩn ISO 2281. Tiêu chuẩn này được giới thiệu lần đầu tiên năm 1990. Và nó áp dụng cho những mẫu đồng hồ đeo hàng ngày, theo đó mẫu đồng hồ này có thể dùng để đi bơi, tắm, rửa tay, và không bao gồm việc chịu áp lực nước ở độ sâu lớn. Để đạt được ISO 2281, mẫu đồng hồ này phải được nhúng trong nước ở độ sâu 30cm trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
Có một tiêu chuẩn quốc tế khác dành riêng cho đồng hồ lặn, đó là ISO 6425. ISO 6425 quy định rất nghiêm ngặt về giới hạn chịu nước. Để đạt được tiêu chuẩn này, một mẫu đồng hồ phải có khả năng chịu được sốc nhiệt độ, hay lực ép nước lên đến hơn 125% khả năng vốn có.
Tóm lại, những mẫu đồng hồ có sức chịu nước từ 30-50m (3-5ATM) chỉ có thể dùng trong lúc rửa tay. Với sức chịu nước 100m (10ATM), bạn có thể dùng để đi bơi. Những mẫu đồng hồ trên 200m (20ATM) có thể dùng để bơi ở biển. Đối với những mẫu đồng hồ có sức chịu nước trên 300m (30ATM), về lý thuyết có thể dùng để lặn chuyện nghiệp.
Liên hệ:
⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.