6 ĐIỀU QUAN TRONG KHI MUA OMEGA CONSTELLATION, BẠN ĐÃ BIẾT HẾT?
Nếu ai đã từng sở hữu đồng hồ Omega trong bộ sưu tập Constellation thì hẳn rõ những chiếc đồng hồ này rất dễ đeo lên tay và không hề kén chọn. Nó là một trong những đồng hồ mang hơi hướng vintage mà hầu như mọi nhà sưu tập đều tìm kiếm liên tục những “tuyệt tác” khác nhau của Omega để góp vào bộ sưu tập của họ. Lần đầu ra mắt công chúng vào năm 1952, BST Constellation được thiết kế để trở thành chiếc đồng hồ dẫn đầu xu hướng của Omega và là chiếc đồng hồ bấm giờ đầu tiên của hãng được cấp phép sản xuất hàng loạt. Điều nay khiến cho Constellation trở thành đứa con tinh thần của nhà thiết kế tài ba René Bannwart (người sau này thành lập nên Corum) và được ưu ái gọi với tên “Globemaster” ở Mỹ - chiếc đồng hồ truyền tải nguyên vẹn linh hồn của bản gốc. Mặc dù BST Constellation có một lịch sử lâu đời và trải dài các phiên bản qua nhiều năm, tuy nhiên trong bài viết lần này Likewatch sẽ tập trung vào các phiên bản từ năm 1952 đến 1970.
Núm vặn: Núm vặn 10 mặt của Omega là một trong những khía cạnh đặc trưng của “Connie” cổ điển và đây là điều mà nhiều nhà sưu tập thích đề cập đến khi nhắc đến Omega Constellation. Nếu bạn nhìn kỹ vào núm vặn của BST Constellation với BST Seamaster, bạn có thể thấy rõ được Seamaster không có được đặc điểm nổi bật này như phiên bản gốc. Để tìm được những đồng hồ có núm vặn cổ điển như bản gốc này thì thực sự khó bởi ngày nay hàng giả lan tràn trên khắp thị trường mà người mua khó nhận diện được rõ ràng. Thường núm vặn cổ này sẽ được phủ mạ vàng và theo thời gian sẽ bị mòn màu chỗ có biểu tượng của Omega.
Biểu tượng đài thiên văn: Một trong những hình tượng đặc trưng khác của BST Constellation là biểu tượng đài thiên văn ở phía sau nắp đáy đồng hồ. Biểu tượng này biểu thị trạng thái cấp độ bấm giờ của bộ máy chuyển động, điều đó có nghĩa nó phải trải qua một loạt những bài kiểm tra bao gồm nhiệt độ, vị trí và vẫn chính xác trong khoảng +6 và -4 giây mỗi ngày. Khi xem xét và đánh giá Constellation, các nhà sưu tập và các đại lý phân phối sẽ đánh giá mức độ hao mòn hoặc đánh bóng quá mức bằng cách nhìn kỹ vào các ngôi sao trên biểu tượng.
Phiên bản vỏ: BST Constellation đã thay đổi và cải biên khá nhiều qua thời gian, các phiên bản đầu tiên đều có lug gắn dây khá mềm, cong vào trong và thường có 2 màu trên dây đeo (nắp vàng và thép). Trong phiên bản vàng thì vàng trắng và vàng hồng thường được yêu thích và săn đón nhất, còn vỏ bạch kim lại khá hiếm. Lug châu chấu bằng thép không gỉ lại được yêu thích nhiều nhất và là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai mới bắt đầu sưu tập đồng hồ Omega. Do đó những phiên bản giả “chất lượng” xuất hiện và cũng có nhiều cách để chúng ta nhận diện chúng. Cách dễ nhất để phân biệt rõ ràng là so sánh, đối chiếu chúng với những mẫu đồng hồ chính hãng, có thể nhờ đến những hình ảnh sản phẩm trên website chính thức của Omega hoặc bạn có thể tham khảo những người hay review đồng hồ có số lượng người theo dõi cao để tìm cách phòng trường hợp mua phải Omega giả.
Mặt số: Những gì đặc sắc nhất của Omega đều thể hiện hết lên mặt số. Những phiên bản 50s hay 60s đều được săn đón nhiều nhất, đặc biệt là mặt số tròn 12 mặt khiến nhiều người sưu tập điên cuồng và khao khát sở hữu được chúng. Contsellation càng phô bày những chi tiết độc đáo càng khiến nhiều người “nghiện” mà tìm kiếm chúng vô điều kiện. Trong phiên bản 50s, những trục thời gian được ẩn dụ dưới hình ảnh 12 cánh diều đều chung hướng bao vây mặt đồng hồ vàng giống như chúng đang phản chiếu lại ánh sáng của thời gian. Những mặt số trong các phiên bản đầu tiên này được phủ một lớp patin, thay đổi từ màu nâu sẫm sang hồng cốt làm bật lên vẻ đẹp chân thực của những chiếc đồng hồ Omega cổ.
Kim loại: BST Constellation xuất hiện với nhiều phiên bản kim loại khác nhau như:
Bạch kim
Vàng trắng
Vàng hồng
Thép
Thép và vàng hồng
Thép và vàng
Với đa dạng những màu kim loại phù hợp với thị hiếu của người sưu tập, Constellation luôn được nhiều người nghênh đón bởi sự lựa chọn đa dạng dành cho khách hàng.
Kim chỉ báo thời gian: Mỗi kim đồng hồ đều được phủ lớp patina để tránh bị độ ẩm ăn mòn lớp kim loại và những vết đốm xuất hiện mà ta có thể thấy rõ nhất ở các góc đồng hồ. đối với những ai sở hữu đồng hồ luôn muốn những cây kim chỉ báo luôn sáng bóng và mới, phản chiếu ánh sáng như gương, tuy nhiên đó là điều không dễ dàng. Mỗi chiếc đồng hồ Omega đều có kim giây dài chạm đến vạch số thời gian, vì vậy để đảm bảo bạn cần kiểm tra khi nhìn vào kim giây trên mặt số và kiểm chứng độ dài của nó.
Xem thêm các mậu Omega Constellation tại đây: http://bit.ly/2QCXelY
Liên hệ:
⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.