TIN TRƯỚC

Thứ tư, ngày 11/12/2019

TIN TIÊP THEO

A A A
Xu Hướng Thứ tư, ngày 11/12/2019

Những bước thăng trầm từ khi thành lập của Bovet

Bovet Fleurier SA là một hãng đồng hồ cao cấp Thụy Sĩ được thành lập vào ngày 01/05/1822 tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh, bởi Édouard Bovet. Bovet đã nổi tiếng từ lâu thông qua việc sản xuất đồng hồ bỏ túi cho thị trường Trung Quốc trong thế kỷ 19. Ngày nay, hãng sản xuất những chiếc đồng hồ nghệ thuật cao cấp, có giá từ 18.000 đến 2.5 triệu đô la Mỹ, với phong cách phản ánh nghệ thuật của mình. Thương hiệu này cũng được biết đến với những chiếc mặt đồng hồ cao cấp (như mẫu Fleurier Miniature Painting), kỹ năng chạm khắc cũng như thiết kế seven-day tourbillon của mình. Những chiếc Bovet đầu tiên cũng nằm trong số những chiếc đồng hồ làm nổi bật lên vẻ đẹp của các bộ phận chuyển động với thiết kế lộ máy và các bộ phận chuyển động được trang trí lộng lẫy. Đồng thời, chúng cũng là những chiếc đồng hồ đầu tiên có kim chỉ thứ hai. Công ty vốn có truyền thống tuyển dụng nhân công là những nghệ nhân đồng hồ nữ, điều rất hiếm xảy ra với các công ty làm đồng hồ truyền thống tại Châu Âu. Hiện tại, Pascal Raffy là chủ sở hữu đương nhiệm của công ty.

Bovet Fleurier SA là một hãng đồng hồ cao cấp Thụy Sĩ được thành lập vào ngày 01/05/1822 tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh, bởi Édouard Bovet.

Bovet đã nổi tiếng từ lâu thông qua việc sản xuất đồng hồ bỏ túi cho thị trường Trung Quốc trong thế kỷ 19. Ngày nay, hãng sản xuất những chiếc đồng hồ nghệ thuật cao cấp, có giá từ 18.000 đến 2.5 triệu đô la Mỹ, với phong cách phản ánh nghệ thuật của mình. Thương hiệu này cũng được biết đến với những chiếc mặt đồng hồ cao cấp (như mẫu Fleurier Miniature Painting), kỹ năng chạm khắc cũng như thiết kế seven-day tourbillon của mình.

Những chiếc đồng hồ của Bovet là một trong số những chiếc đồng hồ đầu tiên chú trọng làm nổi bật vẻ đẹp của bộ máy thông qua thiết kế lộ máy và những chi tiết trang trí có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, Bovet cũng là hãng tiên phong sử dụng thêm một kim giây cho đồng hồ, khi mà hầu hết những chiếc đồng hồ được sản xuất ra ở thời điểm này chỉ có kim giờ và kim phút. Công ty vốn có truyền thống tuyển dụng nhân công là những nghệ nhân đồng hồ nữ, điều rất hiếm xảy ra với các công ty làm đồng hồ truyền thống tại Châu Âu. Hiện tại, Pascal Raffy là chủ sở hữu đương nhiệm của công ty.

Hình Những bước thăng trầm từ khi thành lập của Bovet

Pascal Raffy

Lịch sử

Fleurier, Quê hương của Bovet

Nghệ thuật chế tác đồng hồ lần đầu tiên du nhập tới Fleurier nhờ Daniel Jean Jacques Henri Vaucher, một học trò của Daniel Jaenrichard vào năm 1730. Tại thời điểm đó, vùng lãnh thổ này vẫn nổi tiếng với ngành luyện kim, kết quả của việc tìm ra các mỏ sắt ở đây vào thế kỷ 15. Ngành công nghiệp chế tác đồng hồ du nhập đến vùng này vào khoảng cuối thế kỷ 18, nhưng do việc bán chịu cho các thị trường quốc tế, giá thành cần giảm xuống, và do sự bất ổn kinh tế đến từ các cuộc chiến của Napoleon, ngành công nghiệp đồng hồ tại vùng này đã bị thiệt hại nặng nề. Đến giữa thế kỷ 19, thương hiệu đồng hồ Fleurier gần như độc quyền cho thị trường Trung Quốc, nơi cũng làm nên tên tuổi của những chiếc đồng hồ Bovet.

Hình Những bước thăng trầm từ khi thành lập của BovetChiếc đồng hồ bỏ túi Bovet London năm 1828 được sản xuất cho thị trường Trung Quốc

Nhà sáng lập

Édouard Bovet (1797–1849) là con trai của nhà chế tác đồng hồ Jean Frederic Bovet. Ông học việc cùng cha mình tại Fleurier, nhưng tới năm 1814, vì những lý do chính trị, ông buộc phải rời bỏ quê nhà cùng hai người anh em là Alphonse và Frederic để tới London tiếp tục làm đồng hồ. Sau một vài năm học việc tại hãng Messrs Ilbury & Magniac năm 1818, Magniac gửi Bovet tới Canton, Trung Quốc. Lúc này, ông đã bán được bốn chiếc đồng hồ với giá tương đương 1 triệu đô la Mỹ ở thời điểm hiện hành.

Hình Những bước thăng trầm từ khi thành lập của Bovet

Édouard Bovet (1797–1849)

Thế kỷ 19: Hành trình của thương hiệu đến Trung Quốc

Bovet không phải là thương hiệu đầu tiên, cũng không phải là thương hiệu cuối cùng nhắm đến thị trường Trung Quốc. Họ chia sẻ "miếng bánh" này cùng với Ilbury, Jaques Ullmann, and Vacheron Constantin và những thương hiệu khác nữa. Khi còn theo học việc cùng IIbbery, người mà Bovet vay mượn vài ý tưởng thiết kế, ông đã phát hiện ra tiềm năng của thị trường Trung Quốc. Từ năm 1820 trở về nước, Vacheron Constantin thống lĩnh thị trường hoàng tộc phía Bắc Trung Quốc, trong khi Bovet cầm đầu thị trường bình dân hơn ở phía Nam. Thị trường đồng hồ Trung Quốc tỏ ra khá lỗi thời, đến thế kỷ 19, chất lượng của những chiếc đồng hồ này đã xuống cấp đến mức những chiếc đồng hồ châu Âu nhanh chóng xâm chiếm thị trường.

Mặc dù có giá rất cao nhưng những chiếc đồng hồ Bovet vẫn có tính đại chúng. Tuy Juvet Fleurier cũng bán đồng hồ tại Trung Quốc, cũng không hiếm khi người ta thấy những chiếc đồng hồ Bovet sử dụng bộ máy Juvet. Vào năm 1830, Bovet đặt thêm một cơ sở sản xuất tại Canton, nhưng bởi các lệnh cấm đến từ cuộc chiến Nha Phiến, họ buộc phải đóng cửa cơ sở này và mở ra một cơ sở khác nhỏ hơn tại Macau. Cũng vào thời điểm này, công ty chọn một cái tên khác, một cái tên Trung Quốc, để tiếp cận và quảng bá tốt hơn đến tầng lớp trung lưu. Tên tiếng Trung của Bovet, “Bo Wei”, trở thành thương hiệu đồng hồ phổ biến ở Trung Quốc trong nhiều năm.

Thị trường Trung Quốc sụp đổ vào khoảng năm 1855 bởi sự cạnh tranh đến từ Pháp và Hoa Kỳ, cùng sự xuất hiện của những chiếc đồng hồ nhái Trung Quốc. Đến năm 1864, những rắc rối do cuộc chiến Nha phiến gây ra khiến gia đình Bovet bán đi phần sở hữu của mình tại công ty. Họ đã bán thương hiệu này cho các nhân viên quản lý của mình tại Fleurier, Jules Jequier and Ernest Bobillier.

Bước vào thế kỷ 20: Vượt khỏi Trung Quốc

Sau khi đóng cửa thị trường tại Trung Quốc, Bovet tiếp tục sản xuất đồng hồ bỏ túi với giá rẻ đi rất nhiều, và thường đóng vai như là cơ sở sản xuất hợp đồng cho các công ty đồng hồ khác. Hãng Landry Freres mua lại Bovet vào năm 1888, nhưng không đầu tư vào đây. Đến năm 1901, thương hiệu Bovet được bán trong phiên đấu giá ở Paris cho Cesar và  Charles Leuba, hai người con trai của Ami Leuba. Jacques Ullmann and Co., một thương hiệu đồng hồ nổi danh ở Trung Quốc đã mua lại Bovet vào năm 1918. Sau khi Jacques Ullmann nghỉ hưu vào năm 1932, cái tên Bovet được thừa hưởng bởi Albert and Jean Bovet, những người thợ đồng hồ lừng danh đã tạo ra nhiều thiết kê cho mẫu Chronograph, ví dụ như thiết kế mono pattrapante có khả năng dừng kim  thứ hai lại một khoảng ghi, trong khi bộ phận máy vẫn tiếp tục chạy.

Đến năm 1948, Favre-Leuba mua lại thương hiệu và các cơ sở sản xuất từ anh em nhà Bovet. Favre-Leuba dừng việc sản xuất ra những chiếc đồng hồ riêng họ ngay trên các cơ sở mà họ mua lại từ anh em nhà Bovet. Favre-Leuba bán lại thương hiệu và các cơ sở sản xuất của Bovet cho 1 tổ chức hợp tác giữa các nghệ nhân đồng hồ vào năm 1966.

Sự phát triển đến nay

Vào năm 1989,  Parmigiani Fleurier mua lại Bovet và đăng ký thương hiệu này cho “tất cả các sản phẩm chế tác đồng hồ, đồng hồ cơ và các dụng cụ hải quân có nguyên gốc Thụy Sĩ”, nhưng tại thời điểm này, vẫn chưa có chiếc đồng hồ Bovet nào được sản xuất ra. Parmigiani Fleurier bán lại Bovet vào năm 1990 cho các nhà đầu tư, và đây cũng là thời điểm cái tên Bovet Fleurier SA ra đời. Tuy nhiên công ty này cũng chưa thật sự sản xuất ra chiếc đồng hồ nào mãi đến khi Roger Guye và Thierry Quelevay nắm quyền sở hữu vào năm 1994, những người cũng đồng thời mở chi nhánh văn phòng tại Geneva.

Đến ngày 6 tháng 2 năm 2001, Pascal Raffy mua lại công ty và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Vào tháng 6 năm 2006 Pascal mua lại cơ sở sản xuất, đầu tiên là nhóm STT, chuyên sản xuất bộ phận máy, đảm trách các tính năng phức tạp. Điều này nhằm mục đích tạo ra sự kiểm soát tuyệt đối đối với mọi giai đoạn trong quá trình chế tác đồng hồ. STT được đổi tên thành Dimier 1738 Manufacture de Haute Horlogerie Artisale và được tái cơ cấu hoàn toàn trong vòng 2 năm sau đó, nhằm mục đích đưa Bovet đạt được chỉ tiêu cần có. Sau đó, ông tiếp tục mua lại cơ sở sản xuất mặt đồng hồ và nạm đá quý tại Plan-les-Ouates, Geneva. Cơ sở này cũng được đổi tên thành Valor, Lopez, et Villa to Dimier 1738 Manufacture Artisanale de Cadrans et de Sertissages. Với triết lý giống như cơ sở sản xuất bộ phận máy, Raffy đã biến cơ sở này thành trung tâm chế tác nghệ thuật, cung cấp mặt đồng hồ cho Bovet, Dimier và một nhóm chọn lọc các hãng sản xuất đồng hồ cao cấp khác.

Hiện tại có khoảng 150 công nhân thuộc quyền quản lý của Bovet Fleurier SA và nhà sản xuất Dimier, và công ty chỉ sản xuất dưới 2000 chiếc đồng hồ một năm. Một vài mẫu đồng hồ Bovet hiện đại tương thích với các linh kiện được sản xuất bởi Vaucher Manufacture, một công ty cũng cung cấp đồng hồ cho thị trường Trung Quốc vào thế kỷ 19. Bovet đầu tư rất ít cho việc quảng cáo và tập trung hơn vào các salon cá nhân, thay vì hướng đến các phiên hội chợ công cộng.

Khoảng 1/3 những chiếc đồng hồ mà hãng sản xuất ra đều là những chiếc độc nhất vô nhị được làm riêng theo đơn đặt hàng.

Sản phẩm

Di sản của Bovet

Hình Những bước thăng trầm từ khi thành lập của Bovet

Những chiếc đồng hồ Bovet thường mang trong mình các phẩm chất nghệ thuật, và hãng tạo ra cho những nghệ nhân chế tác một khoảng không gian độc lập tương đối lớn trong việc tạo a các bộ phận của chiếc đồng hồ, và do đó khuyến khích sáng tạo. Những chiếc đồng hồ Trung Quốc đầu tiên được bán thành từng cặp trong một chiếc họp gỗ, vừa có ý nghĩa may mắn, vừa giúp người sử dụng lưu trữ chiếc đồng hồ còn lại nếu chiếc kia cần được sửa chữa, bởi việc sửa chữa đôi khi cần đến 6 tháng mới hoàn thành. Thiết kế đặc trưng của chiếc đồng hồ nhấn mạnh các yếu tố gây hấp dẫn với người tiêu dùng Trung Quốc. Một trong những chi tiết đó là việc Bovet làm nổi bật lên các bộ phận chuyển động cua chiếc đồng hồ thông qua thiết kế lộ máy và các bộ phận chuyển động đồng hồ thông qua thiết kế lộ máy và các bộ phận máy đều được trang hoàng lộng lẫy. Bovet thương hiệu tiên phong trong thiết kế này, và cũng bởi lý do trên, noc cũng là một trong những thương hiệu đầu tiên có tính năng second-hand. Cách trang trí tráng men thường thấy trong phong cách châu Âu khiến cho những chiếc đồng hồ này thêm phần cuốn hút đối với người tiêu dùng Trung Quốc, bởi những chi tiết này cũng man tính ngoại quốc, cũng như bản thân chính của những chiếc đồng hồ này.

Những chiếc đồng hồ Bovet Trung Quốc nguyên bản có giá hơn 300.000 đô la cho những chiếc được trang trí cầu kỳ nhất, và hơn 50.000 đô la cho những chiếc đơn giản hơn. Những chiếc đơn gản nhất với chất lượng trung bình thường được bán với ít nhất 500 đô la. Các phiên bản nhái ngày càng trở nên phổ biến hơn trên Internet, một số sản xuất ở Trung Quốc vào thế kỷ 19, một số khác, nhiều hơn, thường xuất hiênj tại các thị trường châu Âu và trên Ebay.

Những chiếc chronographs

Những chiếc đồng hồ mang thương hiệu Bovet được bán ra bởi Bovet Freres vào khoảng đầu những năm 1940 (có thể sớm hơn, khoảng đầu những năm 1930) và bởi Favre-Leuba từ năm 1948 đến năm 1950) đều có các bộ phận ebauche – các bộ phận chuyển động trống được sản xuất bởi các công ty khác. Ban đầu, chữ ký, logo hay mặt đồng hồ của những chiếc Bovet Freres chỉ đơn giản mang tên công ty với kiểu chữ thông thường, nhưng đến đầu thập niên 1940, chúng đã có logo được cách điệu hóa. Khi Favre-Leuba mua lại công ty, ông đã thay thê logo công ty bằng biểu tượng “Bovet” đơn giản, rồi đến “Bovet” được cách điệu hóa. Trong giai đoạn chyển giao ngay trước khi Bovet tách khỏi Favre-Leuba, những chiêc đồng hồ được lắp ráp tại các cơ sở Bovet mang cả 2 cái tên Favre-Leuba và Bovet.

Hình Những bước thăng trầm từ khi thành lập của Bovet

Chiếc đồng hồ bỏ túi Bovet London có tính năng chronograph được sản xuất năm 1900

Bộ phận ebauche được sản xuất bởi Ebauches SA (giờ là ETA, SA), bộ phận thông dụng nhất trong giai đoạn này chính là Valjoux và Landeron calibres. Lẫy 17 7 jewel Valjoux 84 với chân lên dây đồng hồ là bộ phận chuyển động mà Valjoux thường sản xuất cho Bovet nhất, nhưng đôi khi cỡ 77 calibre cũng được sử dụng. Các bộ phận Landeron thì thay đổi hơn, gồm các kích cỡ 47, 48, 51, 57, 59, 80 và 81 calibre, và đối vơi các niên hiệu hiếm và tuần trăng, người ta cũng sử dụng cả kích cỡ Landeron 186. Hầu hết những chiếc đồng hồ Bovet Freres đều có bộ phận chuyển động Valjoux, trong khi đối với những chiếc Favre-Leuba thì đó là Landeron. Nhiều người cho rằng, bộ phận ebauche của Valjoux tốt hơn, và có lẽ là tốt nhất, và điều này theo thời gian đã khiến Landeron trở nên thông dụng hơn, rẻ hơn và điều này gâyh tác dụng tiêu cực đến Bovet. Những chiếc Chronograph này được sản xuất ra với số lượng lớn, và có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet. Đây là điểm sai biệt trong thương hiệu Bovet, và có thể là điểm sai biệt duy nhất trong lịch sử Bovet, thương hiệu thường được biết đến với những tác phẩm nghệ thuật chất lượng chứ không phải là tính thông dụng.   

 

Khôi phục phong cách Bovet

Hình Những bước thăng trầm từ khi thành lập của Bovet

Khi thương hiệu này bắt đầu quay trở lại với việc làm đồng hồ vào thập niên 1990, nó cho ra mắt một phong cách đồng hồ độc đáo, phối hợp đa dạng các tính năng của chiếc đồng hồ bỏ túi trong thiết kế và thương hiệu đã giành giải sau màn ra mắt vào năm 1997. Ngày nay, phần lớn những chiếc đồng hồ Bovet vẫn sử dụng phong cách này. Những chiếc đồng hồ này độc đáo ở chất lượng tráng men, điêu khác và tính năng Tourbillon tự lên dây trong 7 ngày. Một nét độc đáo khác của Bovet là truyền thống tuyển dụng nữ nghệ nhân của họ, đây là điều rất hiếm đối với các thương hiệu chế tác đồng hồ châu Âu. Một vài mẫu Limited Edition của Bovet có thể có giá lên đến hơn 1 triệu đô la, và những người mua những chiếc đồng hồ này thường đến tận các cơ sở sản xuất tại Thụy Sĩ để tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất và gặp gỡ các nghệ nhân chế tác.

Theo Likewatch.com - Nguồn: Tổng hợp

Tham khảo Bộ sưu tập đồng hồ Bovet tại http://likewatch.com/shop/brand/Bovet

⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.

mess
zalo
call