TIN TRƯỚC

TIN TIÊP THEO

A A A
Xu Hướng Thứ ba, ngày 26/05/2020

10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Với những phát triển đột phá quan trọng trong lĩnh vực đồng hồ cơ bấm siêu tốc, sự sáng tạo không ngừng cùng ý chí phi thường với câu nói nổi tiếng “Don’t Crack Under Pressure” – Không đầu hàng trước áp lực, câu chuyện về nhà chế tác đồng hồ Thụy Sĩ có tên gọi của nhà sáng lập, TAG Heuer luôn cuốn hút những ai say mê đồng hồ, đặc biệt là những chàng trai, cô gái mang trong mình dòng máu thể thao, luôn muốn bức phá, vượt qua mọi thử thách và giới hạn. Dưới đây là 10 điều tổng hợp về TAG Heuer mà mỗi khi nhắc lại, chúng ta thấy lòng đầy ngưỡng mộ về một thương hiệu đẳng cấp.  

TAG Heuer là một trong những thương hiệu đồng hồ cao cấp hàng đầu trên thế giới, mang trong mình một lịch sử kiên định với ý chí sáng tạo không ngừng, sự liên kết sâu sắc với thể thao và những phát triển đột phá quan trọng trong lĩnh vực đồng hồ cơ bấm giờ siêu tốc (ultra-fast mechanical chronographs). Câu chuyện lịch sử phi thường của TAG Heuer – một công ty được đặt theo tên của người sáng lập và vẫn tiếp tục giữ tên gọi này trong suốt 150 năm sau đó – luôn đầy cảm hứng đối với những ai đam mê đồng hồ. Dưới đây là 10 điều nên biết về TAG Heuer.

1. LÀ MỘT THƯƠNG HIỆU CỦA THỂ THAO

Năm 1860, Edouard Heuer khai sinh ra Heuer Watch Company mà xưởng chế tác đầu tiên đặt tại St-Imier, một thành phố Tây Bắc Thụy Sĩ gần dãy Jura. Bốn năm sau, Heuer chuyển về Bienne và sáp nhập với hãng chuyên sản xuất động cơ đồng hồ Leonidas. Sự kết hợp này đã mang lại kết quả bằng những mẫu đồng hồ thể thao quyến rũ nhất thời kỳ đó. Năm 1869, khi mà tất cả đồng hồ đều được lên dây bằng chìa khóa, Edouard Heuer đã thay đổi mãi mãi lịch sử ngành đồng hồ với sáng chế đầu tiên được cấp giấy chứng nhận của mình: một chiếc đồng hồ lên dây bằng nút vặn không dùng khóa. Trong 2 thập kỷ sau, công ty chuyên sản xuất đồng hồ chronograph, nhanh chóng gây dựng được danh tiếng nhờ sự lành nghề và những chiếc đồng hồ chính xác. Cùng với một loạt phát kiến kỹ thuật vào những năm 1880s, công ty trở thành hãng đồng hồ chuyên nghiệp trong lĩnh vực đo thời gian tại các sự kiện thể thao. Trong những năm 1920s, đồng hồ Heuer được sử dụng tại Thế vận hội Antwerp, Paris và Thế vận hội Amsterdam. Năm 1933, thương hiệu này cho ra mắt Autavia, bảng đồng hồ bấm giờ đầu tiên được lắp đặt trên những chiếc xe đua. Những bước cải tiến kỹ thuật sau đó luôn nhận cũng nhận được sự chú ý đáng kể. Niềm đam mê với sự chính xác trong đo đạc thời gian, đặc biệt là trong đua xe hơi, vẫn là tinh thần nền tảng của Heuer cho đến ngày nay.

Hình 10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Edouard Heuer và Đồng hồ bấm giờ với bảng điều khiển Autavia cho đua xe hơi

Năm 1985, Heuer sát nhập với tập đoàn Techniques d’Avant Garde (TAG Group Holdings S.A), một tập đoàn chuyên sản xuất các thiết bị công nghệ cao sử dụng trong các cuộc đua công thức 1. Tập đoàn Techniques d’Avant Garde kết hợp TAG và tên thương hiệu Heuer để tạo nên công ty TAG Heuer mà chúng ta biết đến ngày hôm nay. Vào năm 1999, công ty TAG Heuer được mua lại bởi LVMH.

2. ĐƠN GIẢN HÓA ĐỒNG HỒ CHRONOGRAPH

Nhìn về lịch sử ngành chế tác đồng hồ khi sự thành thạo về tay nghề quan trọng hơn khả năng marketing, những nhà chế tác đồng hồ đã luôn nỗ lực phát triển những loại máy với ít bộ phận hơn giúp chúng vận hành chính xác hơn và dễ dàng sữa chữa bảo trì. Năm 1887, Edouard Heuer được cấp bằng sáng chế cho việc phát minh ra trục răng dao động, (oscillating pinion), có tác dụng đơn giản hóa chức năng bấm giờ. Đây là một một trong những phát minh quan trọng nhất của ông trong ngành sản xuất đồng hồ và kết cấu này vẫn được hầu hết hãng sản xuất đồng hồ nổi tiếng thế giới sử dụng cho đến ngày nay.

Hình 10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Trái, một bản vẻ trong bằng sáng chế oscillating pinion và phải, một chiếc pinion được chụp cận cảnh phía trước máy đồng hồ chứa nó.

3. FASTER AND FASTER – Nhanh và nhanh hơn nữa

Năm 1916, Charles-Auguste Heuer cho ra đời một phát kiến kỹ thuật đáng kể khác khi ông giới thiệu chiếc Mikrograph đầu tiên. Đó là chiếc đồng hồ cơ bấm giờ đầu tiên có thể đo được 1/100 giây. Để làm được điều này, tỷ lệ máy đồng hồ là 360,000 vph – nhanh hơn gấp 10 lần so với những chiếc chronograph 36,000 vph mà thế giới thời kỳ đó vẫn cho là “nhanh”. Chiếc Mikrograph này đã tạo nên một cuộc cách mạng trong đồng hồ bấm giờ thể thao và sau này, nó được sử dụng làm đồng hồ bấm giờ chính thực tại các kỳ Olympics những năm 1920s.

Hình 10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Đồng hồ bấm giờ heuer mikrograph đời đầu tiên, được đưa vào sản xuất năm 1916​

4. FIRST SWISS WATCH IN SPACE - Đồng hồ Thụy Sĩ đầu tiên lên Vũ trụ

Khi được hỏi về những chiếc đồng hồ cơ đầu tiên trong vũ trụ, bạn sẽ nghĩ đến … hừm, không phải TAG Heuer !!. Nhưng thực ra bạn nên nghĩ đến TAG Heuer, bởi vì hóa ra đồng hồ Heuer là những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ đầu tiên ra ngoài không gian.

Vào tháng 5/1961, Tổng thống John F. Kennedy tuyên bố mục tiêu của ông cho đến hết thập niên 60 là có thể đưa con người lên mặt trăng và quay trở về Trái đất an toàn. Bước đi đầu tiên hướng đến mục tiêu này là đưa con người vào quỹ đạo vũ trụ. Phi hành gia người Mỹ đầu tiên là John Glenn, bay trong nhiệm vụ tên là Mercury, con tàu “Friendship 7” vào ngày 20/02/1962. Glenn đã đi vào quỹ đạo 3 vòng quanh Trái Đất trong 5 giờ đồng hồ, trên cổ tay anh là chiếc stopwatch Heuer 2915A, ở được gắn phía ngoài bộ đồ không gian nhờ quai đeo co giãn đặc biệt được làm theo yêu cầu. Chiếc đồng hồ “phục vụ” như là một máy bấm giờ sơ cua, và nó đã được sử dụng trong không gian. Đây không chỉ là một thành tựu lớn của NaSA mà còn là một mốc lịch sử quan trọng của Heuer. Ngày nay, chiếc đồng hồ được lưu giữ tại National Air & Space Museum in Washington, D.C. (Bảo tàng Hàng không và Không gian Mỹ ở thủ đô Washington, D.C).

Hình 10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Phi hành gia John Glenn đi vào tàu Friendship 7 đeo trên tay chiếc đồng hồ stopwatch của Heuer​

Hình 10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Đồng hồ Heuer 2915A, chiếc đồng hồ Thụy Sĩ đầu tiên trong không gian

5. ĐỒNG HỒ CARRERA

Những dòng đồng hồ có tính biểu tượng nhất cho TAG Heuer gắn liền với những đường đua xe hơi, và một trong những chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất là chiếc Carrera. Năm 1963, Jack Heuer đã ra mắt Carrera như một món quà tặng cho đường đua huyền thoại Carrera Panamericana (một đường đua nguy hiểm chạy trên các tuyến phố công cộng ở Mexico từ năm 1950 đến 1954). Jack Heuer chia sẻ rằng ông muốn “tạo ra một chiếc đồng hồ cho những vận động viên đua xe hơi chuyên nghiệp. Nó phải hoàn toàn dễ đọc và đủ độ bền để chịu được những rung động mà người đeo trải qua trong suốt cuộc đua”. Và khi chiếc Carrera ra đời, nó trở thành đồng hồ được giới đua xe tôn sùng với sức ảnh hưởng mạnh mẽ.

Hình 10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Một chiếc Heuer Carrera đời đầu tiên, được đặt tên theo cuộc đua xe hơi Carrera Panamericana ở Mexico

Tham khảo Bộ sưu tập Carrera tại đây

6. CUỘC ĐUA ĐỒNG HỒ CHRONOGRAPH

Khi đồng hồ đeo tay tự lên dây (automatic winding wristwatches) ra mắt thị trường, chúng được bán “đắt như tôm tươi”, và các cửa hàng phân phối thì gần như để những chiếc đồng hồ lên dây bằng tay “bám bụi” trên kệ. Đây thực sự là một thử thách đối với ngành sản xuất đồng hồ sang trọng Thụy Sĩ thời kỳ đó.

Nhận thấy nhu cầu về một chiếc chronograph tự lên dây, ba công ty là Seiko, Zenith, và sự hợp tác giữa Heuer, Breitling và Buren đã bắt đầu phát triển một loại máy đồng hồ mới, hoàn toàn độc lập với nhau và không biết gì về tiến độ hoàn thành của các đối thủ, tạo nên một cuộc cạnh tranh ngầm để trở thành hãng đầu tiên có thể tung sản phẩm đồng hồ mới ra thị trường.

Hình 10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Heuer Calibre 11 đời đầu tiên, một trong những máy đồng hồ chronograph tự lên dây đầu tiên.​

Sự cộng tác giữa giữa Heuer, Breitling và Buren đã phát triển được một loại máy đồng hồ mới và lên kế hoạch công bố nó tại triễn lãm đồng hồ Basel vào tháng 3/1969. Trước thời gian đó, họ sẽ sản xuất số nhiều các mẫu thử nghiệm đầu tiên (prototypes), đủ để chứng minh khả năng sản xuất hoàng loạt. Sau đó vào tháng 1/1969, Zenith công bố đồng hồ El Primero. Heuer và những đối tác của công ty vẫn giữ kế hoạch của họ, công bố đồng hồ của mình tại Basel vào tháng 3. Như kế hoạch đã lên, họ chứng minh lời cam kết của mình bằng cách trưng bày hàng trăm chiếc đồng hồ hoàn thiện, minh chứng tuyệt vời cho năng lực sản xuất hàng loạt, trong khi Zenith chỉ mang tới triễn lãm vài mẫu thử.

7. ĐUA CÙNG MCQUEEN!

Trong giới đồng hồ, có một vài dòng đồng hồ gần như được cho là gắn liền với các đường đua xe hơi, nhưng dường như không có loại nào đạt đến chuẩn mực đó gần hơn Heuer Monaco. Chiếc đồng hồ trở nên nối tiếng hơn khi Steve McQueen đeo nó trong bộ phim Le Mans năm 1971. Để đóng vai tay đua Michael Delaney, McQueen đã hỏi lời khuyên từ bạn bè và tay đua chuyên nghiệp, Jo Siffert. Trong bộ phim, McQueen mặc bộ đồ đua của Jo Siffert, có gắn logo “Chronograph Heuer”. Khi đến lúc phải chọn đồng hồ cho vai diễn này, anh đã chọn Monaco, và sau đó thì chúng ta đều biết, Heuer Monaco trở nên nổi tiếng kỳ lạ đối với tất cả những người yêu đồng hồ (và kể cả không yêu đồng hồ). Ngày này, mẫu đồng hồ 1133B vẫn được đặt cho cái tên là “McQueen Monaco”.

Hình 10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Steve McQueen đang đeo chiếc Heuer Monaco trong phim Le Mans

Tham khảo Bộ Sưu tập đồng hồ tại đây

8. SỰ TRỞ LẠI CỦA JACK

Jack Heuer bắt đầu đảm nhiệm vai trò quản lý Heuer, công ty mang tên mình, vào năm 1962 và điều hành nó cho đến khi bị mua lại bởi tập đoàn TAG vào năm 1985. Sau đó, ông rời công ty để dấn thân vào ngành công nghiệp điện. Trong thời gian đương nhiệm, sự quản lý tài tình của Jack đã đưa thương hiệu này thành điểm sáng trên bản đồ đồng hồ thế giới. Ông đã giám sát quá trình chế tạo và hoàn thiện máy Carrera, theo đuổi cuộc đua phát triển máy Calibre 11. Ông làm chủ tịch Heuer từ năm 1971 đến 1979, khi công ty cung cấp những chiếc đồng hồ bấm giờ chính thức cho đường đua công thức 1 và góp công lao to lớn khi khiến chiếc Monaco xuất hiện trên tay Steve McQueen trong phim Le Mans. - See more at: http://mastertime.vn/news/-10-dieu-ban-nen-biet-ve-thuong-hieu-tag-heuer-23/#sthash.d74K6juj.dpuf

Jack Heuer bắt đầu đảm nhiệm vai trò quản lý Heuer, công ty mang tên mình, vào năm 1962 và điều hành nó cho đến khi bị mua lại bởi tập đoàn TAG vào năm 1985. Sau đó, ông rời công ty để dấn thân vào ngành công nghiệp điện. Trong thời gian đương nhiệm, sự quản lý tài tình của Jack đã đưa thương hiệu này thành điểm sáng trên bản đồ đồng hồ thế giới. Ông đã giám sát quá trình chế tạo và hoàn thiện máy Carrera, theo đuổi cuộc đua phát triển máy Calibre 11. Ông làm chủ tịch Heuer từ năm 1971 đến 1979, khi công ty cung cấp những chiếc đồng hồ bấm giờ chính thức cho đường đua công thức 1 và góp công lao to lớn khi khiến chiếc Monaco xuất hiện trên tay Steve McQueen trong phim Le Mans.

Hình 10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Jack Heuer khi còn trẻ và sau khi trở lại Chủ tịch Danh dự TAG Heuer năm 2001​

Năm 2001, Jack Heuer trở lại công ty, lúc này là TAG Heuer, với vị trí Chủ tịch Danh dự, và sau sự trở lại của ông, TAG Heuet một lần nữa vươn đến những đỉnh cao mới. Vào ngày 18/11/2013, Jack Heuer nghỉ hưu ở TAG Heuer, đúng một ngày trước sinh nhật lần thứ 81 của ông. Khi được hỏi tại sao lại chọn ngày đó, ông trả lời rằng ông đã tự hứa với chính mình rằng sẽ không làm việc ở độ tuổi trên 80 tuổi nữa. Jack Heuer thực sự là một quý ông, được tất cả mọi người yêu quý và một huyền thoại trong ngành công nghiệp đồng hồ mà ông đã góp phần gây dựng nên.

9. MONACO V4

Đồng hồ Monaco tự bản thân nó đã rất nổi tiếng, nhưng vào năm 2004, TAG Heuer đưa hình ảnh của nó lên một tầm cao mới với sự ra mắt của đồng hồ Monaco V4 concept tại triễn lãm Basel. Nhiều năm trước đó, TAG Heuer đã chuyển hướng và loại bỏ các hạn chế trong sản xuất đồng hồ bằng cách giới thiệu và làm việc trên những chiếc concept. Ý nghĩa phía sau những concept này tương tự như những chiếc xe concept trong ngành công nghiệp xe hơi: tạo ra những thiết kế mới mang tính ý tưởng và giới thiệu chúng tại các triển lãm thương mại, quan sát và lắng nghe phản hổi của khách hàng và giới truyền thông. Nếu dư luận phản hồi tích cực, những chiếc đồng hồ này sẽ được tiếp tục phát triển và trở thành sản phẩm.

Hình 10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Chiếc monaco v4 đưa TAG Heuer lên đẳng cấp của những nhà sản xuất đồng hồ vượt trội nhất

Sự kết hợp V4 và đồng hồ concept không phải là điều dễ dàng. TAG Heuer tốn nhiều năm để hoàn thiện thiết kế, nhưng cuối cùng họ đã làm được. Nó gửi đi một thông điệp của công ty, đó là TAG Heuer sẽ vươn đến những tầm cao mới, phát triển những lợi thể vượt trội với những máy đồng hồ cơ đi trước thời đại. Monaco V4 thực sự là một thách thức với các nhà sản xuất khi máy đồng hồ được chuyền động bằng dây đai, thiết kế dựa trên cảm hứng từ những động cơ motor chất lượng cao. Đây là một cải tiến quan trọng so với thuật chế tạo đồng hồ truyền thống, vượt trội hơn hệ thống bánh răng truyền động thông thường và những bánh xe với răng cưa. Rất nhiều người đã từng nghĩ rằng nó sẽ không bao giờ hoạt động, nhưng cuối cùng nó đã hoạt động hoàn hảo, đặt dấu chấm hết cho tất cả nghi ngờ đối với khả năng của TAG Heuer. Chiếc đồng hồ Monaco V4 đầu tiên được bán tại buổi đấu giá từ thiện Only Watch 2009.

10. ĐỒNG HỒ SIÊU TỐC

Thế giới đồng hồ từng có một giai đoạn mà một máy đồng hồ 36,000 vph, có khả năng đo 1/10 giây, được cho là “nhanh”. Sau đó một kỹ sư – phi công – vật lý học tên là Guy Sémon gia nhập TAG Heuer, và thế giới thay đổi từ đó. Sau khi giải quyết xong những thử thách với Monaco V4, nhóm làm việc “đặc biệt” của anh trong TAG Heuer đã cho ra đời đồng hồ Mikrograph (360,000 vph có khả năng đo 1/100 giây), chiếc Mikrotimer (3,600,000 vph, đo 1/1000 giây) và chiếc Mikrogirder (7,200,000 vph có thể đo đến 1/2000 giây). Chúng nhanh chóng gặt hái thành công sau đó, chiếc Mikrotimer Flying 1000 Chronograph trở thành chiếc chronograph đầu tiên đo được chính xác khoảng thời gian 1/1000 giây, thậm chí còn nhanh hơn một cái chớp mắt.

Hình 10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Từ trái sang: đồng hồ mikrograph, mikrotimer, and mikrogirder

Sémon đạt được nhưng tỷ lệ đo siêu tốc như vậy nhờ thiết kế mà anh gọi là máy đồng hồ cấu trúc kép (dual architecture), kết hợp hai thang đo “normal speed” và “high speed”. Mỗi máy đồng có hai trống lò xo chính (mainspring barrel) cung cấp năng lượng độc lập cho hệ thống bánh răng truyền động được điều chỉnh bằng những bộ thoát riêng biệt, với tần số khác nhau ở mỗi bộ thoát. Bộ thoát chậm hơn xử lý phần đo giờ thông thường (4Hz, 28,800 vph và năng lượng dự trữ 42 giờ), bộ thoát nhanh hơn kiểm soát phần bấm giờ chronograph (500 Hz, 3,600,000 vph và năng lượng dự trữ 2,5 phút). Chiếc Mikrogirder tiến một bước xa hơn, thay thế bộ thoát truyền thống bằng một loạt 3 lưỡi dao động nhỏ siêu nhanh để đo thời gian ở những tỷ lệ mà một vài năm trước đó còn nghe có vẻ không tưởng.

Hình 10 ĐIỀU VỀ TAG HEUER KHIẾN BẠN NGƯỠNG MỘ

Cơ cấu hoạt động của Mikrogirder​

Cơ cấu hoạt động của Mikrogirder​

Để có thể hình dung được chiếc đồng hồ này nhanh như thế nào, hãy tưởng tượng rằng kim giây chronograph trung tâm của một chiếc Mikrogirder xoay xòng trên mặt số 20 lần/giây, và mắt thường không thể thấy chúng đang chuyển động. Với tốc độ như vậy, làm sao người đeo có thể nhìn thấy rõ ràng thời gian hiển thị trên đồng hồ đo được khi họ chỉ liếc mắt qua? Giải pháp của TAG Heuer là sử dụng một hệ thống hiển thị mặt số kết hợp thang đo (dial-scale) cho phép mắt thường đọc trực tiếp và ngay lập tức. Với những cải tiến này, Guy Sémon thực sự đã mở ra một kỷ nguyên mới trong sự phát triển của đồng hồ cơ chronograph.

Theo Likewatch.com - Nguồn: Tổng hợp

Tham khảo đồng hồ TAG Heuer tại http://likewatch.com/shop/brand/tag-heuer

⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.

Để có thể hình dung được chiếc đồng hồ này nhanh như thế nào, hãy tưởng tượng rằng kim giây chronograph trung tâm của một chiếc Mikrogirder xoay xòng trên mặt số 20 lần/giây, và mắt thường không thể thấy chúng đang chuyển động. Với tốc độ như vậy, làm sao người đeo có thể nhìn thấy rõ ràng thời gian hiển thị trên đồng hồ đo được khi họ chỉ liếc mắt qua? Giải pháp của TAG Heuer là sử dụng một hệ thống hiển thị mặt số kết hợp thang đo (dial-scale) cho phép mắt thường đọc trực tiếp và ngay lập tức. Với những cải tiến này, Guy Sémon thực sự đã mở ra một kỷ nguyên mới trong sự phát triển của đồng hồ cơ chronograph. - See more at: http://mastertime.vn/news/-10-dieu-ban-nen-biet-ve-thuong-hieu-tag-heuer-23/#sthash.d74K6juj.dpuf
Thế giới đồng hồ từng có một giai đoạn mà một máy đồng hồ 36,000 vph, có khả năng đo 1/10 giây, được cho là “nhanh”. Sau đó một kỹ sư – phi công – vật lý học tên là Guy Sémon gia nhập TAG Heuer, và thế giới thay đổi từ đó. Sau khi giải quyết xong những thử thách với Monaco V4, nhóm làm việc “đặc biệt” của anh trong TAG Heuer đã cho ra đời đồng hồ Mikrograph (360,000 vph có khả năng đo 1/100 giây), chiếc Mikrotimer (3,600,000 vph, đo 1/1000 giây) và chiếc Mikrogirder (7,200,000 vph có thể đo đến 1/2000 giây). Chúng nhanh chóng gặt hái thành công sau đó, chiếc Mikrotimer Flying 1000 Chronograph trở thành chiếc chronograph đầu tiên đo được chính xác khoảng thời gian 1/1000 giây, thậm chí còn nhanh hơn một cái chớp mắt. - See more at: http://mastertime.vn/news/-10-dieu-ban-nen-biet-ve-thuong-hieu-tag-heuer-23/#sthash.d74K6juj.dpuf

 

Đua cùng McQueen!
mess
zalo
call