TÌM HIỂU VỀ TẦN SỐ DAO ĐỘNG CỦA BỘ MÁY ĐỒNG HỒ CƠ
Tần số dao động của bộ máy đồng hồ cơ nói lên điều gì? Hiểu theo cách đơn giản thì tần số dao động càng cao thì độ chính xác càng cao và càng cao thì kim giây trôi sẽ càng êm (như lướt đi vậy). Tần số thường thấy là: 14400, 18000, 21600, 25200, 28800, 36000 (vòng/giờ) tương ứng đơn vị quy đổi ra Hz là 2.0, 2.5, 3.0, 3.5, 4.0, 5.0 (Hz).
Tần số dao động của bộ máy đồng hồ cơ nói lên điều gì? Hiểu theo cách đơn giản thì tần số dao động càng cao thì độ chính xác càng cao và càng cao thì kim giây trôi sẽ càng êm (như lướt đi vậy).
Tần số thường thấy là: 14400, 18000, 21600, 25200, 28800, 36000 (vòng/giờ) tương ứng đơn vị quy đổi ra Hz là 2.0, 2.5, 3.0, 3.5, 4.0, 5.0 (Hz).
Lịch sử phát triển của việc thay đổi tần số dao động cũng là điều lý thú và gắn liền với những thương hiệu nổi tiếng. Đến khoảng 1950 đại đa số đồng hồ cơ có tần số dao động là 2.5 Hz. Sau 1950 là cuộc đua của các hãng đồng hồ trong việc cải thiện tần số dao động và được nâng dần lên 3.0, 3.5, 4.0 và 5.0. Cán mốc 5.0 Hz đầu tiên là thiết kế của hãng Girard Perregaux vào năm 1966, tiếp theo đó một loạt các hãng cũng nâng tần số dao động lên 5 Hz như Longines (1967 - cal. the 430), Seiko (1968 - cal. 6145), Eterna (1969 - cal. 2732), Zenith (1969 - cal. 3019), Movado (1969 - cal. 405 & 408), A. Schild (1970 - cal. 1920), Felca (cal. 4177), Citizen (1975 - cal. 7230).
Longines (1967 -Cal.431)
Tuy nhiên, nhược điểm của tần số dao động cao là: Nhanh hết năng lượng cót, nhanh hư hỏng, độ bôi trơn phải thật tốt, chu kỳ bảo dưỡng ngắn hơn, công nghệ chế tác cao hơn. Vì thế, hiện nay đại đa số các hãng ấn định tần số dao động ở mức 4.0 Hz (28800 vòng/giờ) và 3.0 Hz (21600 vòng/giờ).
Độ Chính Xác Lý Thuyết Của Đồng Hồ Cơ
Không có số liệu thống nhất về độ chính xác trên lý thuyết của đồng hồ dựa trên tần số vì tùy theo bí quyết về bộ máy của từng thương hiệu nhưng chúng ta vẫn có được các con số tương đối cho đa số đồng hồ bên dưới:
– – 18000 vph (2.5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -30 đến +60 giây/ngày, tức chậm không quá 30 giây một ngày và nhanh không quá 40 giây một ngày.
– – 21600 vph (3 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -20 đến +40 giây/ngày, tức chậm không quá 20 giây một ngày và nhanh không quá 40 giây một ngày.
– – 25200 vph (3.5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -15 đến +30 giây/ngày, tức chậm không quá 15 giây một ngày và nhanh không quá 30 giây một ngày.
– – 28800 vph (4 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -15 đến +20 giây/ngày, tức chậm không quá 15 giây một ngày và nhanh không quá 20 giây một ngày
– – 36000 vph (5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -10 đến +15 giây/ngày, tức chậm không quá 15 giây một ngày và nhanh không quá 20 giây một ngày
Bánh lắc dao động càng nhiều thì đồng hồ càng chính xác nhưng với điều kiện số dao động này phải gần như tần số dao động lý thuyết của bộ máy. Ví dụ: bộ máy đồng hồ có tần số dao động 28800 vph thì bánh lắc phải thực hiện xấp xỉ 28800 vph hoặc chênh lệch vài dao động, có đến 28820, 28840… là không tốt.
Theo Likewatch.com - Nguồn: Tổng hợp
⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.