ROLEX- VƯƠT QUA MỌI GIỚI HẠN
Phần lớn các mẫu đồng hồ Rolex đều sử dụng lớp vỏ đồng hồ Oyster được phát triển bởi chính đội ngũ của Rolex vào năm 1926. Mẫu đồng hồ đầu tiên sử dụng lớp vỏ Oyster cũng chính là mẫu đầu tiên trên thế giới được trang bị khóa kép ở nút vặn, và là mẫu đồng hồ đầu tiên kháng nước và bụi.
Phần lớn các mẫu đồng hồ Rolex đều sử dụng lớp vỏ đồng hồ Oyster được phát triển bởi chính đội ngũ của Rolex vào năm 1926. Mẫu đồng hồ đầu tiên sử dụng lớp vỏ Oyster cũng chính là mẫu đầu tiên trên thế giới được trang bị khóa kép ở nút vặn, và là mẫu đồng hồ đầu tiên kháng nước và bụi.
2 bộ sưu tập đồng hồ đầu tiên sử dụng lớp vỏ Oyster là bộ sưu tập Explorer và Submariner vào năm 1953. Đây cũng chính là năm đánh dấu những đóng góp to lớn của Rolex đối với những hoạt động thám hiểm của nhân loại.
Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay là thành viên trong đoàn thám hiểm đỉnh Everest, họ chính là những người đầu tiên thành công trong việc chính phục mái nhà của thế giới, và thật tuyệt khi trải qua những điều kiện khắc nghiệt trên đường thám hiểm, người bạn đồng hành trên cổ tay của Hillary và Norgay vẫn hoạt động tốt – đó chính Rolex Explorer Perpetual. Thiết kế của mẫu đồng hồ này nhanh chóng trở thành chuẩn mực cho dòng Explorer của Rolex sau này. Thông qua Explorer, Rolex muốn truyền một thông điệp mang đầy tính nhân văn: vượt qua giới hạn bản thân, đặt chân đến những vùng đất mới.
1953 là một năm tuyệt vời của Rolex khi thương hiệu này cho ra mắt bộ sưu tập Submariner – Bộ sưu tập đầu tiên trên thế giới có khả năng kháng nước dưới độ sâu lên đến 100m. Submariner chính là bộ sưu tập với lớp vỏ Oyster được cải tiến vượt bậc. Mẫu đồng hồ này trở thành sản phẩm chiến lược của Rolex trong thời kì vàng son của ngành thám hiểm - cao hơn và sâu hơn nữa.
Đồng hồ Rolex Submariner 1953
Sau khi nghiên cứu và thành công với dòng sản phẩm dành riêng cho thám hiểm và lặn, Rolex bắt đầu để mắt đến “vùng đất mới” – Đồng hồ cho phi công.
Vào thời gian đó, Rolex có hơi chậm chân trong cuộc đua ở mảng hàng không, mẫu đồng hồ đầu tiên của họ là vào năm 1955 với mẫu GMT-Master. Rolex hợp tác với hãng hàng không Pan Am (Pan American World Airways) để nghiên cứu, đáp ứng những yêu cầu mà phi công của hãng hàng không này yêu cầu. Trong thực tế, mẫu GMT-Master khá giống với Submariner. Điểm khác biệt duy nhất là mặt đồng hồ phụ với kim chỉ múi giờ thứ 2. Điểm nhận diện đặc trưng chính là viền đồng hồ 2 màu xanh đỏ để hiển thị ngày và đêm, người ta thường hay gọi đùa đây là viền đồng hồ Pepsi với màu sắc đặc trưng của thương hiệu nước ngọt này.
GMT - Master
Mọi chuyện với bộ sưu tập Milgauss cũng tương tự. Rolex đã một lần nữa tìm kiếm những nhà khoa học đại tài của phòng nghiên cứu CERN ở Thụy Sĩ. Các nhà vật lý học tại đây đã tìm ra cách để giúp đồng hồ có thể hạn chế được tối đa khả năng bị nhiễm từ tính. Bộ sưu tập Milgauss có khả năng kháng từ lên đến 1,000 gauss bằng cách sử dụng những vật liệu kháng từ cho bộ chuyển động.
Vào năm 1963, Rolex cho ra mắt bộ sưu tập Oyster Cosmograph và sau này là bộ sưu tập Oyster Cosmograph Daytona. Rolex có kinh nghiệm 30 năm trong việc sản xuất những mẫu đồng hồ trang bị chronograph, nhưng đây là lần đầu tiên họ thực sự bước vào cuộc đua chế tác đồng hồ bấm giờ thể thao. Khác với những mẫu đồng hồ thuộc bộ sưu tập Oyster, Daytona sử hữu thiết kế lớp vỏ hơi khác một chút với sự xuất hiện của nút kích hoạt chức năng bấm giờ thể thao.
Cosmograph Daytona
Trở lại một chút vào năm 1960, Rolex cho ra đời một mẫu đồng hồ phi thương mại – Deep Sea Special, mẫu đồng hồ này ra đời với mục đích thám hiểm đưới đáy biển sâu, với một lớp vỏ cực dày, Deep Sea Special đã thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt – thám hiểm rãnh Mariana. Deep Sea Special đã mang đến những kinh nghiệm quý báu để Rolex nghiên cứu về khả năng kháng nước của những bộ sưu tập sau này, cụ thể là bộ sưu tập Sea-Dweller ra đời năm 1967. Vào lúc đó, Sea-Dweller có thể lặn sâu xuống một độ sâu không tưởng – 630m, và sau này, con số này còn tăng lên. Sea-Dweller cũng là nền tảng để phát triển những bộ sưu tập lặn biển như Submariner hay DeepSea.
Sea-Dweller
Cũng vào những năm 60, Rolex đã cho ra mắt một chuỗi sản phẩm thuốc dòng Oyster, chuỗi sản phẩm này chính là nguồn cảm hứng để 2 bộ sưu tập nổi tiếng của Rolex ra đời – bộ sưu tập Yatch-Master năm 1992 và Sky-Dweller năm 2012.
Nhìn chung, đối với những mẫu đồng hồ thuộc dòng Oyster Professional, Rolex thường có xu hướng kiểm định nghiêm ngặt hơn. Tất cả những mẫu đồng hồ lặn đều được được đưa vào môi trường chân không. Sau đó, sẽ được kiểm định trong một phòng chứa nước giả lập để kiểm tra độ kháng nước. Rolex khẳng định rằng, những mẫu đồng hồ lặn của họ đều có khả năng kháng nước hơn 20% so với chỉ số được ghi trên đồng hồ.
@ http://likewatch.com/shop/brand/rolex
⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.