TIN TRƯỚC

TIN TIÊP THEO

A A A
Xu Hướng Thứ tư, ngày 11/12/2019

KHÁM PHÁ HÀNH TRÌNH 100 NĂM GIẤY CHỨNG NHẬN CHRONOMETER CỦA ROLEX

http://www.watchtime.com/blog/watch-insider-discover-100-years-of-rolex-chronometers-and-rolex-oyster-watches/?utm_source=WatchTime+Daily+Update&utm_campaign=1240eea70b-WT+Daily&utm_medium=email&utm_term=0_8338768216-1240eea70b-14686033&mc_cid=1240eea70b&mc_eid=8f43f16cb5

Vào năm 1914 Kew Observatory đã cấp giấy chứng nhận Class A Chronometer lần đầu tiên cho đồng hồ đeo tay Rolex. Đó là một thành tựu lớn lao dành cho một chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ bé, và đây cũng đánh dấu sự ra đời của một kỷ nguyên mới – với những chiếc đồng hồ hiện đại và chính xác hơn.

 

Trước ngày 15/4/1914, “Class A” chỉ dành cho những thiết bị đo thời gian chuyên dụng của quân đội sau khi những thiết bị này vượt qua được những thử thách cực kỳ khắc nghiệt. Rolex lúc đó là hãng đầu tiên chứng minh cho mọi người thấy được rằng một chiếc đồng hồ dân dụng cũng có thể đạt được sự chính xác như những thiết bị quân sự - đó là chuyện cực kỳ khó tin vào đầu thế kỷ XX.

Rolex đạt được thành công đầu tiên trong lĩnh vực này vào năm 1910, khi họ được tổ chức đánh giá đồng hồ Official Watch Rating Center tại Bienne, Thụy Sĩ cấp chứng chỉ Chronometer. Thông tin chi tiết bạn có thể xem ở hình dưới.

Hình KHÁM PHÁ HÀNH TRÌNH 100 NĂM GIẤY CHỨNG NHẬN CHRONOMETER CỦA ROLEX

Với việc chứng minh được chất lượng sản phẩm của mình, Rolex đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong giới đồng hồ. Từ những thành công đó, Rolex ngày nay đã trở thành cái tên nổi tiếng bậc nhất trong giới đồng hồ, khi nhắc tới đồng hồ hẳn 9/10 người sẽ nghĩ ngay tới cái tên Rolex. Hãng cũng đã đưa ra những thiết kế gần hoàn thiện của vỏ “Oyster” có khả năng chống nước, bảo vệ bộ máy bên trong từ năm 1926 và cho ra mắt bộ máy “Perpetual” tự lên dây cót từ năm 1931. Ngày nay, tất cả những chiếc đồng hồ Rolex Oyster Perpetual đều được công nhận đạt chuẩn Chronometer – kế thừa những thành quả đã có từ đầu thế kỷ trước.

Hình KHÁM PHÁ HÀNH TRÌNH 100 NĂM GIẤY CHỨNG NHẬN CHRONOMETER CỦA ROLEX

Chiếc đồng hồ nhỏ bé này không chỉ đạt những chỉ tiêu của Kew Observatory mà còn vượt xa những yêu cầu đó, trải qua cuộc thử nghiệm khắc nghiệt bậc nhất thế giới: 45 ngày kiểm tra, 5 vị trí khác nhau và 3 mức nhiệt khác nhau (nhiệt độ âm, nhiệt độ thường và hơn 100 độ). Những thiết bị dùng để làm quy chuẩn là thiết bị dùng để định vị vị trí tàu ngầm – những thiết bị này có sai số không được lớn hơn vài giây mỗi ngày (vào năm 1914) để đảm bảo an toàn cho tàu ngầm. Chiếc đồng hồ Rolex đạt mức sai số trung bình chỉ là +1 giây mỗi ngày, vượt xa tiêu chuẩn cần thiết.

Hình KHÁM PHÁ HÀNH TRÌNH 100 NĂM GIẤY CHỨNG NHẬN CHRONOMETER CỦA ROLEX

              Chứng chỉ của Kew Observatory năm 1914

Hình KHÁM PHÁ HÀNH TRÌNH 100 NĂM GIẤY CHỨNG NHẬN CHRONOMETER CỦA ROLEX

Chiếc đồng hồ "Class A" của Rolex vào năm 1914

Người đứng đằng sau thành công này là Hans Wilsdorf – người sáng lập Rolex vào năm 1905. Với việc nhận được chứng chỉ “Class A” Chronometer từ Kew Observatory, Wilsdorf đã chứng minh được rằng: Một chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ bé có thể đạt được độ chính xác sánh ngang với những thiết bị chuyên dụng đo đạc thời gian (điều này vào đầu thế kỷ XX là một thành tựu lớn).

Hình KHÁM PHÁ HÀNH TRÌNH 100 NĂM GIẤY CHỨNG NHẬN CHRONOMETER CỦA ROLEX

Hans Wilsdorf

Đầu thế kỷ XX, không có một ai quan tâm tới việc thiết kế một chiếc đồng hồ đeo tay đo thời gian một cách chính xác. Lúc đó đồng hồ đeo tay không được mọi người ưa thích vì họ cho rằng một bộ máy quá bé nhỏ sẽ không thể đạt được độ chính xác đáng tin cậy như một chiếc đồng hồ bỏ túi. Nhưng Wilsdorf thì nghĩ khác, ngay từ lúc bắt đầu sự nghiệp ông đã cho rằng đồng hồ đeo tay sẽ trở thành tương lai của ngành đồng hồ (và thực tế đã chứng minh rằng ông nghĩ đúng). Ông dành rất nhiều thời gian để loại bỏ dần những điểm yếu của đồng hồ đeo tay và đặt ra mục tiêu quan trọng nhất cho mình: “tăng độ chính xác của đồng hồ”. Nhờ tài năng cũng như sự quyết đoán của mình, ông đã khiến cho đồng hồ đeo tay dần được chấp nhận và sau đó trở nên phổ biến rộng rãi.

Từ năm 1927 cho tới năm 1950, Rolex đã sản xuất gần 90% trong số đồng hồ đạt chuẩn Chronometer được sản xuất tại Thụy Sĩ. Năm 1927 cũng là năm những tiêu chí chuẩn xác để đánh giá một chiếc đồng hồ đạt chuẩn Chronometer được chính thức công nhận. Tới năm 1951, những điều luật được thay đổi và việc đạt chứng chỉ Chronometer từ một cơ quan, tổ chức chính thức là việc gần như bắt buộc. Rolex thậm chí còn đi xa hơn nữa với việc đảm bảo rằng những chiếc đồng hồ của họ luôn có kết quả “particularly good results” (đạt kết quả xuất sắc). Điều này dẫn tới dòng chữ “Superlative Chronometer Officially Certified” (đạt chứng chỉ Chronometer mức độ cao nhất) nổi tiếng trên mặt đồng hồ Rolex. Với sự ra đời của tổ chức COSC vào năm 1973, trích dẫn này không còn được ghi trên chứng chỉ nữa. Nhưng dòng chữ trên mặt đồng hồ Rolex đã cho thấy rằng ngay từ đầu thế kỷ XX, Rolex đã đóng vai trò chính trong việc sản xuất những chiếc đồng hồ hiện đại và chính xác.

Theo Likewatch - Nguồn: Tổng hợp

Tham khảo đồng hồ Rolex tại http://likewatch.com/shop/brand/rolex

⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.

mess
zalo
call