A A A
Kiến thức đồng hồ Thứ hai, ngày 06/01/2020

ABRAHAM-LOUIS BREGUET VÀ NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI (PHẦN 1)

Khao khát sáng tạo ra những điều mới và với đức tinh kiên trì, cần mẫn, Abraham Louis Breguet đã sáng tạo ra những phát minh vĩ đại cho ngành đồng hồ cơ khí. Với những thành tựu đáng nể, nhà sáng lập Breguet luôn được nhắc đến như  một thiên tài  và “nhà ảo thuật” xuất sắc trong ngành.

Với đam mê và nỗ lực không ngừng nghỉ, Abraham Louis Breguet đã sáng tạo ra những phát minh vĩ đại cho ngành đồng hồ cơ khí. Với những thành tựu đáng nể, nhà sáng lập Breguet luôn được nhắc đến như một bậc thầy đồng hồ vĩ đại.

Hình ABRAHAM-LOUIS BREGUET VÀ NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI (PHẦN 1)

Abraham-Louis Breguet (1774-1823)

Abraham Louis Breguet (1774 – 1823) sinh ra tại Thụy Sĩ nhưng lớn lên tại Pháp. Ông và vợ của mình là Marie-Louis L'Huillie thành lập xưởng chế tác đồng hồ ở Ile de la Cité vào năm 1775 tại Paris. Không lâu sau, nhiều nhân vật quan trọng bắt đầu đến đây để đặt những chiếc đồng hồ của ông. Không chỉ có khả năng đáp ứng yêu cầu của những khách hàng hoàng tộc và nổi tiếng, Abraham Louis Breguet còn truyền cảm hứng cho những nhà văn lừng lẫy nhất, và họ nhanh chóng nêu cỗ máy của ông trong các tác phẩm của mình.

Hình ABRAHAM-LOUIS BREGUET VÀ NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI (PHẦN 1)

Napoleon Bonaparte là một trong những khách hàng yêu chuộng Breguet ngay từ thuở ban đầu

Trong cuốn sách “Rome, Naples Florence”, nhà văn hiện thực Pháp thế kỷ 19 Stendhal đã viết: “Khi sở hữu một chiếc đồng hồ Breguet, bạn hãy yên tâm là 20 năm sau nó vẫn chạy không sai một giây. Trong khi “cỗ máy cơ thể” chúng ta thì cứ một tuần dở chứng ít nhất một lần”. Không chỉ riêng Stendhal mà các đại văn hào lớn như Balzac hay Alexandre Dumas cũng dùng những lời hoa mĩ để ca tụng về vẻ đẹp kiêu sa, quý phái của những chiếc đồng hồ Breguet.

Hình ABRAHAM-LOUIS BREGUET VÀ NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI (PHẦN 1)

Breguet trở thành sản phẩm được giới quý tộc, hoàng gia tại châu Âu vô cùng ưa chuộng. Năm 1816, Breguet trở thành thành viên của Viện hàn lâm khoa học Pháp. Tên của ông cũng là 1 trong 72 cái tên được ghi lại trên tháp Eiffel lừng danh.

Hình ABRAHAM-LOUIS BREGUET VÀ NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI (PHẦN 1)

Tháp Eiffel tại thủ đô ánh sáng Paris vinh danh Breguet với dòng chữ chạm khắc cao 60 cm từ thế kỷ 19, được trùng tu lại vào năm 1987 và 2011.

Xuyên suốt dòng lịch sử hơn hai thế kỷ đáng tự hào, các tạo vật thời gian đẹp đẽ của Breguet không chỉ trang nhã về diện mạo mà còn có độ chính xác khó bì về khả năng đo đếm thời gian. Chuyên tâm nghiên cứu và luôn hướng đến sự sáng tạo, Breguet đã xác lập những kỷ lục đầu tiên trong ngành như: sáng chế ra tourbillon, tạo ra chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên và cơ cấu chuyển động đầu tiên có các bộ phận được làm từ silicon.

TOURBILLON - CUỘC CÁCH MẠNG HÓA NGÀNH CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ

Hình ABRAHAM-LOUIS BREGUET VÀ NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI (PHẦN 1)

Breguet được cấp bằng sáng chế cho tính năng tourbillon vào năm 1810

Suốt hàng thế kỷ, các nhà khoa học, triết gia đã sử dụng thuật ngữ “tourbillon” để chỉ vòng quay đều đặn của các hành tinh quay quanh mặt trời, dù “tourbillon”, nghĩa là “gió lốc”, là một từ bị dùng sai để diễn tả hoạt động đều đặn có trật tự và quy luật bất thành văn của vũ trụ. Giống như thiên văn học, nghệ thuật chế tác đồng hồ có các hệ thống chính xác và có cấu trúc, nên không lạ khi Abraham-Louis Breguet vay mượn thuật ngữ này để đặt tên cho một trong những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử ngành đồng hồ cao cấp. Trên thực tế, Breguet đã tạo ra trận lốc nhỏ cho riêng mình, một cơ cấu làm đảo lộn các bộ phận chi tiết có trật tự trong đồng hồ để đảm bảo khả năng tính giờ hoàn hảo. Nhờ thấy được hiệu quả tích cực của tourbillon giúp ngăn cản trọng lực tác động của trọng lực lên việc đo đếm thời gian, vào năm 1801, Breguet đã gửi đơn xin cấp bằng sáng chế lên chính phủ Pháp.

Hình ABRAHAM-LOUIS BREGUET VÀ NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI (PHẦN 1)

Breguet Classique Complications 3797 được xem là một tuyệt tác cơ khí tinh vi với tính năng lịch vạn niên có thể hiển thị chính xác tất cả các ngày mỗi tháng, kể cả năm nhuận, và tính năng tourbillon giúp giảm thiểu trọng lực lên bộ máy đồng hồ giúp nó chính xác đến hoàn hảo.

Xem thêm thông tin và giá sản phẩm tại đây

Sức mạnh sáng tạo của Breguet đã làm thay đổi hoàn toàn bản chất của việc chế tác đồng hồ, và không còn nghi ngờ gì, tourbillon là minh chứng sống động cho tài năng hiếm có của ông. Tuy nhiên, cơ cấu tourbillon không phải là thành tựu đột phá duy nhất. Breguet có danh sách dài các thành tựu mang tên ông, bao gồm đồng hồ chỉ báo lịch vạn niên và đồng hồ tự lên dây, lò xo cồng cho đồng hồ điểm chuông theo phút, thiết bị treo chống va đập, lò xo overcoil hiện vẫn đang được sử dụng trong hầu hết các đồng hồ cơ và tiền thân cho đồng hồ chronograph bây giờ. Đến tận ngày nay, cơ cấu điều chỉnh tourbillon vẫn khiến mọi người thích thú. Nó được ứng dụng vào đồng hồ đeo tay từ đầu thế kỷ 20 và đặc biệt được ưa chuộng vào thập niên 80, cùng với sự khôi phục của ngành đồng hồ cơ.

BREGUET HOÀN THÀNH CHIẾC ĐỒNG HỒ ĐEO TAY ĐẦU TIÊN CHO MỘT NỮ HOÀNG

Hình ABRAHAM-LOUIS BREGUET VÀ NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI (PHẦN 1)

Vào ngày 8 tháng 6 năm 1810, Breguet được đặt chiếc đồng hồ kỳ lạ: một chiếc đồng hồ có cơ cấu đa phức tạp với giá 100 Louis, cộng với một chiếc đồng hồ lắp dây đeo và cơ cấu điểm chuông theo phút với giá 5.000 Franc bởi Caroline Murat, nữ hoàng Naples đồng thời là em gái của Napoleon I. Đơn đặt hàng của Nữ hoàng Naples, chính là chiếc đồng hồ Breguet số 2639, được đặt cho tên gọi chưa từng có “đồng hồ điểm chuông hình thuôn lắp dây đeo”. Là sản phẩm của 34 quy trình khác nhau, đòi hỏi sự tham gia của 17 nghệ nhân, nó sở hữu cơ cấu hồi gọi là cơ cấu hồi tự do và nhiệt kế. Vào đầu tháng 12 năm 1811, chiếc đồng hồ dường như đã sẵn sàng, tuy nhiên, hệ thống tính phút phải thay đổi và mặt số được trang trí các vân guilloché bị thay thế - được cho là theo yêu cầu của Nữ hoàng - bằng mặt số màu bạc được trang trí guilloché mang các chữ số Ả Rập. Cuối cùng, chiếc đồng hồ được hoàn thành vào ngày 21 tháng 12 năm 1812.

Hình ABRAHAM-LOUIS BREGUET VÀ NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI (PHẦN 1)

Vào ngày 8 tháng 3 năm 1849, Nữ bá tước Rasponi mang chiếc đồng hồ của bà đến sửa chữa. Theo ghi nhận, chiếc đồng hồ điểm chuông 2639 rất mỏng, mặt số màu bạc có các chữ số Ả Rập, các nhiệt kế và cơ cấu nhanh – chậm bên ngoài mặt số, lắp dây đeo bằng dây tóc tơ tự nhiên bện với sợi vàng, có một chìa khóa bằng vàng đơn giản, một dây đeo khác được trang trí tương tự bằng vàng, hộp bằng da bê màu đỏ. Chủ nhân của nó không ai khác chính là Louise Murat, người con thứ tư cũng là cuối cùng của Joacim và Caroline Murat, bà đã kết hôn với bá tước Rasponi vào năm 1825. Vào ngày 27 tháng 3 năm 1849, chiếc đồng hồ được trao lại cho chủ nhân của nó. Việc sửa chữa mất hết 80 franc, cho các thao tác đánh bóng vít, chỉn lại nhiệt kế, phục chế cơ cấu điểm chuông theo phút, khôi phục mặt số, kiểm tra và vệ sinh mọi bộ phận đồng hồ và điều chỉnh nó.

Vào tháng 8 năm 1855, Nữ bá tước Rasponi mang đồng hồ của bà đến chỗ Breguet để mua chìa mới: một chiếc chìa nam để lên dây và một chiếc chìa nữ để đặt giờ. Theo lịch sử ghi lại chiếc đồng hồ có vỏ bằng vàng được trang trí guilloché và một vòng tròn lớn bằng vàng đã nứt, là thông tin cuối cùng mà Breguet có được về chiếc đồng hồ số 2639.

Ngày nay Breguet có hẳn một một sưu tập lấy cảm hứng từ vị nữ hoàng xứ Naples và chiếc đồng hồ hình vỏ trứng của nữ hoàng.

Hình ABRAHAM-LOUIS BREGUET VÀ NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI (PHẦN 1)

Tham khảo thông tin bộ sưu tập tại đây

Còn tiếp

Tham khảo đồng hồ BREGUET tại @http://likewatch.com/shop/brand/Breguet

⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.

mess
zalo
call