A A A
Xu Hướng Thứ sáu, ngày 03/01/2020

THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

Trong quá khứ, dòng đồng hồ Chronograph luôn núp bóng phía sau những mẫu đồng hồ ba kim kinh điển của Rolex. Hãng đã cho ra đời vài mẫu đồng hồ chronograph nhưng chúng được trang bị bộ máy của nhà cung cấp thứ ba, với vỏ ngoài cổ điển chứ không phải vỏ Oyster lừng danh. Chiếc đồng hồ Chronograph mang vỏ ngoài Oyster đầu tiên ra mắt vào khoảng chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng không được thành công.

Năm 1955, Rolex cho ra đời chiếc đồng hồ bấm giờ Reference 6234. Không có dòng “Cosmograh” hay “Daytona” trên mặt số, chiếc đồng hồ đơn giản chỉ dán mác “Chronograph”. Rolex sản xuất khoảng 500 chiếc như vậy và phiên bản này chính thức ngưng sản xuất vào năm 1961. Chiếc đồng hồ có giá khoảng 200 USD vào đầu thế kỉ 60.

Như tiền thân trước đó, phiên bản này cũng không được thành công. Reference 6234 và các mẫu Chronograph trước đó thường nằm mãi trên kệ của các tay buôn do nhiều hãng khác từ lâu đã tạo dựng thương hiệu lớn hơn, chuyên sản xuất đồng hồ bấm giờ.

Ngày nay, những chiếc “Pre-Daytona” này cực kỳ hiếm và được săn đón ráo riết bởi các nhà sưu tập: 20,000 USD là giá khởi điểm cho một trong những mẫu đồng hồ hiếm có khó tìm này. Chúng thường có mặt số đen hoặc bạc cùng vỏ ngoài làm bằng thép không gỉ.

Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

 Đường đua Daytona cũ một phần chạy dọc bờ biển, một phần dọc đường hướng ra biển.

Giải đua xe đầu tiên trên thế giới được tổ chức tại bãi biển Daytona, Florida vào năm 1902. Những kỷ lục mới về tốc độ luôn được tạo ra vào những năm sau đó. Ông Malcom Campbell của nước Anh là một trong những tay đua kiệt xuất lúc đó. Ông đã đeo chiếc đồng hồ Rolex cả bên ngoài và trong đường đua suốt những năm 1930s, khi đang giữ kỷ lục thế giới. Campbell đã viết một lá thư cảm ơn gửi đến hãng Rolex vào năm 1931, kể rằng ông rất ấn tượng với độ bền của lớp vỏ Oyster.

Đường đua của Daytona lúc đó là một hình oval dài với một khúc cua nhẹ, một phần chạy dọc bờ biển, một phần chạy dọc đường hướng ra biển. Phải tới năm 1959 con đường mới được trải nhựa và từ đấy khai trương đường đua quốc tế Daytona.

Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

Đường đua Quốc tế Daytona được đưa vào hoạt động từ năm 1959

Rolex tham gia với vai trò đơn vị tính giờ chính thức cho cuộc đua Daytona năm 1962, một năm trước khi ra đời chiếc Cosmograph Reference 6239. Tới năm 1963, Rolex đặt tên cho mẫu đồng hồ mới là “Daytona”, để nhấn mạnh mối quan hệ của chiếc đồng hồ với giải đua nổi tiếng. Daytona được “thụ thai” dành riêng cho những tay đua, điều đó lý giải vì sao vòng Tachymeter trên vành bezel của nó lớn hơn rất nhiều so với các thương hiệu khác.

Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

 Chiếc Cosmograph Reference 6239 sản xuất năm 1963 với biệt danh “Daytona”

Reference 9239 thu hút sự chú ý của một nhân vật danh tiếng vào những năm cuối thập kỉ 60: Paul Newman. Ông không chỉ là một diễn viên, mà còn là một tay đua cừ khôi trong giới. Vào thời kì hoàng kim của mình, Paul Newman có cả trường đua riêng.

Chiếc Daytona đã đồng hành cùng ông trong suốt các cuộc đua. Vào những năm 1980, các nhà sưu tầm đặt biệt danh “Paul Newman” cho thiết kế đặc biệt này của dòng Daytona. Chiếc đồng hồ Daytona huyền thoại của Paul Newman này vừa được bán đấu giá với mức giá kỷ lục 17.7 triệu USD.

Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

Reference 6240 (1965) có nút bấm bắt vít cùng vành bezel đen làm từ acrylic

Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

 Paul Newman tại giải 24 Hours of Le Mans vào năm 1979

Những chiếc Paul Newman Daytona bình thường có thể có mức giá khoảng 100,000 USD tại các phiên đấu giá. Nhưng giữa những phiên bản có sự khác biệt khá rõ ràng: chiếc đồng hồ Paul Newman nguyên gốc có mặt trắng với vòng đếm giây đen và những số trong mặt số phụ theo phong cách Art Deco.

Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

Ngoài những đặc điểm nổi bật, chiếc “Paul Newnam” lừng danh cuối thập kỉ 60 còn có vòng số đếm giây tương phản đen-đỏ.

Những phiên bản khác chỉ sở hữu thiết kế số bình thường trên mặt số phụ, có thể được mua với giá từ 20,000 - 30,000 USD. Có thể nói mức giá của chúng tăng với tốc độ tên lửa: cũng những chiếc đồng hồ này trước đó chỉ có giá khoảng 3,000$ đến 4,000$. Có nghĩa giá của chúng đã tăng gấp gần 10 lần kể từ những năm 1980.

Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

Với chiếc Reference 6262 (1970), Rolex tăng tần số dao động lên 21,600.

Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

 Rolex trở lại với vành bezel Acrylic với Reference 6264 (1970).

Nếu bạn đang có ý định mua một chiếc Daytona Paul Newman, hãy cẩn thận! Việc chuyển một chiếc Daytona thường thành Daytona Paul Newman khá đơn giản: Các chuyên gia cho biết rằng số mặt Daytona Paul Newman giả nhiều gấp 3 lần mặt số chính hãng.

Tất cả những phiên bản Daytona lên cót tay cổ điển đều sử dụng bộ máy Valjoux Caliber 72. Hãng Rolex đã cải tiến bộ máy này một cách toàn diện, trang bị cho nó nhiều tính năng, ví dụ như là thiết bị giảm sốc độc quyền.

Dòng máy được sản xuất với số lượng rất lớn, điều này tiếp tay cho những kẻ làm giả thêm thuận buồm xuôi gió: chúng có thể kiếm được loại máy này từ vô số mẫu đồng bồ Chronograph không tên chỉ với giá vài trăm đô. (Nhưng thuận lợi của việc máy được sản xuất với số lượng lớn là chúng có thể dễ dàng thay thế linh kiện)

Sự khác biệt giữa các máy chỉ có thể nhận ra sau khi đã xem xét kỹ lưỡng. Vì thế những chiếc dòng Daytona này chỉ nên được mua tại các buổi đấu già hay từ tay buôn có uy tín. Hoặc bạn có thể gửi chiếc đồng hồ mua về đến Rolex, ở hãng sẽ có các chuyên gia chứng thực thật giả.

 Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

Reference 6265 là mẫu đồng hồ cuối cùng sử dụng máy lên cót tay

Rolex chuyển hướng sang nút bấm bắt vít với sự ra mắt của Reference 6240 vào năm 1965. Với thiết kế nút bấm này, chiếc đồng hồ có khả năng chống nước tương đương các mẫu dùng vỏ Oyster và không có chức năng Chronograph.

Vành bezel của mẫu Reference 6240 có màu đen với mặt kính Acrylic. Reference 6262 chỉ được sản xuất trong đúng một năm: 1970, vì thế chúng cực kỳ hiếm, Mẫu đồng hồ này cũng đánh dấu sự trở lại với phong cách khắc lên vành bezel thép cùng nút Chronograph trơn không khía của Rolex. Bộ máy bên trong cũng được thay đổi: Rolex tăng tần số dao động của máy Valjoux từ 18,000 lên 21,600 vph.

 

 Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

Daytona trở thành đồng hồ tự động khi Rolex bắt đầu sử dụng máy Caliber 4030, cải tiến từ Zenith El Primero.

Bộ máy này được sử dụng trong Reference 6264 từ năm 1970 - 1972. Không giống như 6262, Reference 6264 có vành bezel Acrylic và nút bấm bắt vít. Những phiên bản lên cót tay cuối cùng là 6263 và 6265, được sản xuất từ năm 1971 đến 1988. Trong đó, 6263 đặc biệt có giá trị: tại phiên đấu giá Christie năm 2013, một chiếc 6263 đã được bán với giá 1 triệu franc Thụy Sĩ, một con số kỉ lục.

Vào năm 1988, đồng hồ cơ đã gặp khủng hoảng trầm trọng do "Cách mạng đồng hồ Quartz". Năm đó, Rolex quyết định giới thiệu chiếc Daytona sử dụng máy El Primero của Zenith, ra đời vào năm 1969. Rolex cũng thay đổi nhiều bộ máy El Primero, họ giảm tần số dao động từ 36,000 xuống 28,800 vph. Như thế giúp cho đồng hồ chạy lâu hơn và ít cần bảo dưỡng hơn. Rolex đã đổi tên máy thành 4030.

Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

Rolex thay thế Caliber 4030 với máy in-house Caliber 4130, tất cả các máy từ đó đều là do tự Rolex chế tạo.

Nhu cầu sử dụng những chiếc đồng hồ Chronograph ngày càng cao. Việc chờ đợi 3 năm để sở hữu một chiếc Daytona cũng không có gì là lạ. Rolex tiếp tục ra đời những phiên bản thép và vàng, sau đó là sự xuất hiện của những mẫu demi. Với giá khởi điểm khoảng 6000$, những mẫu demi cuối những năm 1980 và sau đó có lẽ là những mẫu Daytona đã qua sử dụng vừa túi tiền nhất.

Các phiên bản thép trong điều kiện tốt phần nào sẽ có mức giá đắt hơn: khoảng 7,000$. Và tương tự ở trên, luôn cần có sự đề cao cảnh giác. Một chiếc đồng hồ đủ hộp sổ chính hãng có thể có mức giá cao hơn, nhưng nó không khẳng định nguồn gốc của chiếc đồng hồ, những phụ kiện này thường xuyên bị làm giả một cách tinh vi.

Năm 2000, Rolex ra mắt mẫu Daytona với máy in-house Caliber 4130, bộ máy này vẫn còn được dùng những chiếc Daytona ngày nay. Calber 4130 có 44 chân kính, thời lượng cót 72 giờ và bộ giảm sốc Kif cho bộ thoát. Khớp nối trục đứng sẽ đảm bảo việc khởi đầu tính năng Chronograph mượt mà. Bộ máy này cũng giống với máy El Primero cải tiến, có sở hữu cơ chế bánh xe cột.

Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

Máy Caliber 4130, trang bị dây tóc Parachrom. Thời gian chạy trong 3 ngày.

 Thay đổi đối với máy rõ nhất là ở mặt số, mặt số phụ chỉ giây đổi từ vị trí 9 giờ về 6 giờ, mặt số Chronograph chỉ phút và giờ được đặt cao hơn trung tâm mặt số một chút.

Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

Phiên bản bạch kim với mặt đệm gốm nâu ra mắt kỉ niệm sinh nhật 50 tuổi của Daytona vào năm 2013

Máy 4130 sử dụng dây tóc xanh Parachrom độc quyền của Rolex cả thập kỉ qua. Giá thành một chiếc đồng hồ khá cao, một chiếc đã qua sử dụng có thể gần bằng một mẫu mới (12,000$). Cải tiến gần đây nhất của dòng Daytona là phiên bản bạch kim với vành bezel gốm nâu (75,000$), được ra mắt năm vào 2013 để kỉ niệm 50 năm ngày ra đời dòng Daytona.

Hình THEO DẤU HÀNH TRÌNH 55 NĂM CỦA ROLEX DAYTONA

2012, Rolex chào mừng kỉ niệm 50 năm đua bấm giờ tại Đường đua Quốc tế Daytona.

LIKEWATCH.COM

⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.

mess
zalo
call