CHÂN KÍNH LÀ GÌ VÀ LÝ GIẢI VÌ SAO CHÚNG QUAN TRỌNG
Đối với những chiếc đồng hồ cơ có tính năng phức tạp hay đồng hồ cơ tự động, sự hiện diện của chân kính trong bộ máy là vô cùng cần thiết. Vậy chân kính là gì và vì sao nó lại quan trọng đến thế, hãy cùng Likewatch tìm hiểu ngay sau đây.
Vì sao chân kính còn được gọi là Jewel
Chân kính hay còn gọi là Jewel được phát minh vào thế kỉ 18, là một phát minh vô cùng quan trọng trong ngành chế tác đồng hồ đeo tay. Là một bộ phận thường được nhận diện bởi màu sắc lánh trong mỗi chiếc đồng hồ, được đặt xen giữa các bộ phận kim loại phức tạp khác.
Sở dĩ chân kính còn mang cái tên tiếng anh hoa mỹ là Jewel bởi từ ngày xưa, chúng đã được sản xuất vô cùng tỉ mỉ từ các loại đá quý, được khởi xướng bởi ba nhà chế tác đồng hồ là Nicolas Fatio de Duillier, Pierre, Jacob Debaufre, và được sử dụng lần đầu tiên trong những chiếc đồng hồ vào năm 1704. Chúng đã biến một bộ máy đồng hồ vốn khô khan trở nên tinh tế hơn, tính thẩm mỹ cao hơn và góp phần tạo nên giá trị của chiếc đồng hồ.
>> Xem ngay bộ sưu tập đồng hồ nữ lộ máy tại đây <<
Sự lên ngôi của chân kính “đá quý”
Ban đầu, khi chân kính được sử dụng trong những chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên, chúng là một bộ phận kim loại bình thường. Tuy nhiên trong quá trình vận hành, các bộ phận bên trong cỗ máy bắt đầu bị mài mòn nhanh chóng bởi những ma sát, dẫn đến tình trạng thiếu chính xác của chiếc đồng hồ.
Khi nhận ra điểm yếu của kim loại, các vật liệu quý như kim cương, titanium dần được khai thác. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, những chất liệu được sử dụng làm chân kính liên tục được phát hiện mới. Có thể kể đến các loại đá thông thường như thạch anh, đá đỏ, thạch lựu hay các loại đắt tiền hơn như ruby, sapphire,... Cứng và chịu mài mòn tốt, chân kính với những chất liệu mới đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong một chế tác thời gian trên cổ tay.
Không chỉ là công dụng tăng vẻ đẹp
Chân kính được dùng để giảm đi sự mài mòn trong bộ máy của những chiếc đồng hồ cơ, giúp các chuyển động được diễn ra bền bỉ và chính xác hơn. Sự giảm ma sát giữa các bộ phận còn mang ý nghĩa tăng thời gian sử dụng của chiếc đồng hồ lên một cách đáng kể.
Các chân kính còn hỗ trợ nhau trong việc chống sốc, chống va đập. Một thiết kế hoàn hảo với sự bố trí hợp lý của các chân kính có thể giúp hạn chế tối đa sự tổn hại của các chân kính khác nếu không may xảy ra những tác động mạnh lên đồng hồ.
Giá trị của chiếc đồng hồ ngày nay cùng phụ thuộc nhiều vào chất liệu của chân kính. Mỗi loại đá quý khác nhau sẽ mang đến những vẻ đẹp và những giá trị khác nhau cho người sử dụng. Những chân kính đặc biệt sẽ góp phần lớn trong việc tăng tính thẩm mỹ cho cỗ máy thời gian mà bạn đang sở hữu.
>> Xem ngay các mẫu đồng hồ cơ nam lộ máy đang hot TẠI ĐÂY <<
LIKEWATCH.COM - Where Authentic Watches Cost Less
⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1.
✆ (028) 3929 3939 - Tư vấn đặt hàng.
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Corner Stone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
✆ (024) 3936 3939 - Tư vấn đặt hàng.